Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Anh sinh năm 1934,âncốnhạcsĩHoàngVânquađờtỷ lệ kèo 888.com là một trong những nữ bác sĩ tốt nghiệp khóa đầu tiên của trường Đại học Y sau hòa bình. Bà cũng là một trong những người bảo vệ luận án y học trong nước đợt đầu của Việt Nam.
Nhưng với công chúng bà được biết đến như một nàng thơ và người mang đến bút danh huyền thoại Y-N.A mà cố nhạc sĩ Hoàng Vân thường sử dụng.
Nhạc sĩ Hoàng Vân tên thật là Lê Văn Ngọ sinh năm 1930 tại Hà Nội, trong một gia đình nho học. Ông được đi tu nghiệp ngành âm nhạc tại Nhạc viện Bắc Kinh năm 1954, sau đó về nước làm chỉ huy dàn nhạc Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, kiêm chỉ đạo nghệ thuật. Ông còn tham gia giảng dạy môn sáng tác và phối khí tại Nhạc viện Hà Nội. Các nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh, Phú Quang, An Thuyên… đều là thế hệ học trò của ông.
Những ca khúc nổi tiếng nhất của ông phải kể đến là Hò kéo pháo, Tôi là người thợ lò, Hà Nội- Huế- Sài Gòn, Quảng Bình quê ta ơi, Bài ca giao thông vận tải, Chào anh giải phóng quân - Chào mùa xuân đại thắng, Bài ca xây dựng, Hát về cây lúa hôm nay, Tình ca Tây Nguyên...Bên cạnh đó là những ca khúc thiếu nhi được nhiều thế hệ yêu thích như: Mùa hoa phượng nở, Em yêu trường em, Con chim vành khuyên... Nhạc sĩ còn viết hợp xướng, khí nhạc và phụ trách âm nhạc cho nhiều bộ phim nổi tiếng của điện ảnh Việt Nam.
Bà Ngọc Anh từng là người đẹp có tiếng ở Hà Nội, rất nhiều người theo đuổi. Còn nhạc sĩ Hoàng Vân chỉ là anh lính trẻ thầm thương trộm nhớ cô thiếu nữ “lá ngọc cành vàng”. Về sau, biết bà Ngọc Anh chơi đàn piano, nhạc sĩ Hoàng Vân đã phổ nhạc bài thơ của thi sĩ Nguyễn Đình Thi với những ngôn từ đầy cảm xúc: “Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh, soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo Mây…” gửi tặng với bút danh Y-N.A ký dưới bản nhạc (nghĩa là: Yêu Ngọc Anh). Bút danh đặc biệt sau này đã gắn bó với nhiều ca khúc như: Tiếng cồng giải phóng - tiếng cồng chiến thắng, Trên đường tiếp vận…
Tết năm đó, bà Ngọc Anh đến chúc Tết gia đình nhạc sĩ Hoàng Vân. Tại đây bà gửi lại cho ông một chiếc hộp sơn mài chạm khảm kỹ lưỡng, bên trong một chiếc khăn choàng lụa tơ tằm dài thêu tay đầy đủ cả bản nhạc mà nhạc sĩ đã gửi tặng. Nhạc sĩ Hoàng Vân luôn cất giữ kỹ món quà, ít khi đem khoe và càng không để ai chụp ảnh, ghi hình hay đăng báo.
Sau này, khi hai người nên duyên vợ chồng, đã đặt tên con gái là Y Linh - chính từ dấu vết của mối tình sâu nặng đó, người con thứ hai là nhạc trưởng Lê Phi Phi. Bà Ngọc Anh trở thành người vợ, người bạn đời gắn bó, chăm sóc ông từ bữa ăn, giấc ngủ đến những bài tập, bài thuốc trên giường bệnh cho đến phút cuối đời.
Thông tin từ gia đình cho biết: Lễ viếng Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Ngọc Anh diễn ra từ 7h30 đến 8h30, lễ truy điệu từ 8h30 đến 9h ngày 28/9/2023 tại Nhà tang lễ Bệnh viện Hữu Nghị. Hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ - Văn Điển. An táng tại nghĩa trang Thanh Tước, Mê Linh, Hà Nội lúc 15h cùng ngày. Gia đình xin phép không nhận phúng viếng và vòng hoa. |
Thiên Di