Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về quản lý,átrìnhchuyểnđổikhuđấtcôkết quả bóng đá serie a brazil sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa và các đơn vị liên quan đến sai phạm tại khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, Q.4, TPHCM.
9 bị can gồm nguyên lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các doanh nghiệp nói trên cũng bị khởi tố, thi hành lệnh bắt tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét.
Khu đất 39-39B Bến Vân Đồn có tổng diện tích hơn 6.200m2, hiện là khu phức hợp cao 33 tầng, gồm căn hộ và khu thương mại văn phòng, dịch vụ.
Về nguồn gốc, khu đất 39-39B Bến Vân Đồn là đất thuộc sở hữu Nhà nước, được giao cho Công ty Cao su Đồng Nai và Công ty Cao su Bà Rịa quản lý. Đây là hai doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Tháng 12/2009, hai doanh nghiệp cao su nói trên góp vốn thành lập Công ty TNHH Phú Việt Tín (Phú Việt Tín; trụ sở tại số 39-39B Bến Vân Đồn) với vốn điều lệ 6 tỷ đồng.
Trong đó, Công ty Cao su Đồng Nai sở hữu 72% vốn, tương ứng vốn góp 4,32 tỷ đồng và Công ty Cao su Bà Rịa nắm giữ 28% vốn, tức 1,68 tỷ đồng.
Đến tháng 3/2010, UBND TPHCM có quyết định thu hồi và giao khu đất 39-39B Bến Vân Đồn cho Phú Việt Tín để đầu tư, xây dựng dự án theo quy hoạch.
Một năm sau đó, cơ cấu các bên góp vốn tại Phú Việt Tín có sự thay đổi lớn khi có sự xuất hiện của Công ty Retro Harvest Finance Ltd đến từ Hàn Quốc.
Tính đến tháng 4/2010, doanh nghiệp Hàn Quốc này đã sở hữu 80% vốn của Phú Việt Tín, tương ứng 4,8 tỷ đồng vốn góp. Trong khi đó, tỷ lệ vốn góp của Công ty Cao su Đồng Nai và Công ty Cao su Bà Rịa tại Phú Việt Tín chỉ còn lần lượt 14,4% và 5,6%.
Đất công thành đất tư sau chuyển đổi
Sau khi được giao khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, Phú Việt Tín không những không triển khai dự án mà cơ cấu các bên góp vốn liên tục thay đổi. Đến năm 2014 có sự xuất hiện của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (Quốc Cường Gia Lai).
Cụ thể, vào tháng 8/2014, bà Nguyễn Thị Như Loan - Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai, được công ty cử làm người đại diện phần vốn góp 5.940.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 99% tại Phú Việt Tín.
Ngày 3/9/2014, Quốc Cường Gia Lai bất ngờ bán lại 0,5% vốn của Phú Việt Tín cho bà Lại Thị Hoàng Yến với giá 3 tỷ đồng.
Ngày 10/9/2014, Quốc Cường Gia Lai tiếp tục mua 1% vốn của Phú Việt Tín từ Công ty Cao su Đồng Nai (chiếm 0,72% vốn góp, tương ứng 43,2 triệu đồng) và Công ty Cao su Bà Rịa (0,28 vốn góp, tương ứng 16,8 triệu đồng) để nâng tỷ lệ sở hữu lên 99,5%.
Tiếp đó, giữa tháng 11/2014, Quốc Cường Gia Lai đã bán 94% vốn của Phú Việt Tín cho hai doanh nghiệp để thu về gần 800 tỷ đồng.
Cụ thể, bán 40% vốn cho Công ty cổ phần Bất động sản Thịnh Vượng với giá hơn 340 tỷ đồng và bán 54% vốn cho Công ty cổ phần Biệt thự Thành phố với giá 459 tỷ đồng.
5,5% vốn còn lại của Phú Việt Tín, Quốc Cường Gia Lai tiếp tục bán cho bà Lại Thị Hoàng Yến với giá 44 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, trong thương vụ này, Quốc Cường Gia Lai đã bỏ ra 465 tỷ đồng để mua vốn của Phú Việt Tín, sau đó bán cho hai pháp nhân và một cá nhân, thu lợi nhuận 382 tỷ đồng.
Cuối tháng 3/2017, Phú Việt Tín sáp nhập vào Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Phúc Nguyên. Sau đó, dự án khu phức hợp căn hộ, văn phòng cao 33 tầng đã được xây dựng trên khu đất 39-39B Bến Vân Đồn như hiện nay.
Quá trình thanh tra dự án trên khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, Q.4, Thanh tra Chính phủ xác định Công ty Phú Việt Tín không lập dự án đầu tư là vi phạm Nghị định 12/2009 của Chính phủ.
Ngoài ra, UBND TPHCM ra quyết định thu hồi, giao đất và chỉ định Công ty Phú Việt Tín làm nhà đầu tư thực hiện dự án tại số 39-39B Bến Vân Đồn không qua đấu giá là thực hiện không đúng Luật Đất đai 2003 và Thông tư 03/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. .
Chi tiết vụ Quốc Cường Gia Lai bán 'hụt' dự án gần 100 ha cho Vạn Thịnh PhátDự án chưa đền bù xong nhưng Quốc Cường Gia Lai đã ký hợp đồng hứa bán và nhận của doanh nghiệp liên quan đến Vạn Thịnh Phát 2.882 tỷ đồng. Nay toà tuyên buộc phải trả lại.