Lời toà soạn: Loạt bài viết liên quan vấn đề "Nội dung nhảm nhí và “độc hại” trên TikTok" đăng tải trên VietNamNet gần đây đang thu hút sự chú ý của đông đảo độc giả. Nhiều bạn đọc đã để lại bình luận bày tỏ quan điểm của mình về "vấn nạn" này.
Người dùng dễ dãi với nội dung “xấu độc”
Nhiều độc giả cho rằng,ỗiloTikTokđầuđộctrẻnhan dinh slovakia người dùng chấp nhận nội dung nhảm, "xấu độc" của TikTok nên mới tạo ra “trend”, khiến các nội dung này có “đất sống”.
Độc giả tên Vĩnh nhìn nhận: “Tất cả do người dùng cả thôi. Cứ thích xem mấy cái tin lá cải giật gân thì tin đó sẽ thành trend và rồi càng nhiều người xem tiếp”.
Đồng quan điểm với độc giả Vĩnh, độc giả Đỗ Bảo nhận xét:“Tất cả các mạng xã hội đều muốn gây nghiện để người dùng sử dụng lâu hơn. Nếu trình độ dân trí cao, không quan tâm nhiều đến mấy cái tin lá cải, nhảm nhí, không chia sẻ... thì những tin nghiêm túc sẽ trở thành xu hướng, và lúc đó người dùng TikTok được gợi ý các thông tin sạch. Hi vọng tới lúc đó chắc còn lâu lắm”.
Cho rằng thuật toán gây nghiện của TikTok chỉ là một phần, độc giả Long Bin khẳng định: “Thuật toán chỉ là vấn đề của nhà phát triển ứng dụng, họ chắc chắn phải làm vậy thậm chí hơn thế vì lợi nhuận. Xem hay không lại là lựa chọn của mỗi người”.
“Do người dùng chọn nội dung xem” là nhận định của độc giả Em Bản khi đưa ra bình luận dưới bài viết. Độc giả này cho rằng: “Cứ nội dung bổ ích thì xem không thì thôi, có thuật toán giời cũng không ép được”.
“Không đánh đồng giữa thông tin tốt và xấu. Tuy nhiên nếu chăm chú vào mạng xã hội quá nhiều thì dường như bản thân là những người "sống ảo". Người xem và người sử dụng cần phải luôn nhắc nhớ mình một điều rằng, hãy là những chủ nhân tài khoản cá nhân lành mạnh và thấu suốt”, độc giả Đỗ Thanh Hương chia sẻ.
Nỗi lo TikTok đầu độc trẻ em
Trước "ma trận" video trong thế giới TikTok, nếu không được trang bị những kiến thức cần thiết và các biện pháp sử dụng nền tảng một cách an toàn, trẻ em, thanh thiếu niên rất dễ bị đầu độc. Đây cũng là nỗi lo của độc giả Thái Học: “TikTok xàm xí nhiều hơn là bổ ích. Nó như một loại thuốc độc dưới danh nghĩa giải trí phá hủy các giá trị của cuộc sống. Điều nguy hiểm nhất là nó gây nghiện cho thế hệ trẻ, nhiều nội dung xấu độc bố mẹ không thể có thời gian kiểm soát, con trẻ chưa thể phân biệt được mà lại học theo”.
Cũng cho rằng trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi tiếp xúc với đầy rẫy những video nhảm, độc giả Bùi Công Sáng cho r: “Nó bắt đúng tâm lý tò mò của người dùng. Định vào tìm cái A thì thấy mấy cái B, C giật tít “hot” thế là click vào xem. Lo nhất tụi trẻ, có biết gì đâu nhưng nhìn thấy thì bấm vào xem thử”.
“Người lớn còn chưa nhìn thấy hết tác hại của những điều vô bổ, huống gì cái xấu nó ngấm ngầm ảnh hưởng rất lớn và sâu rộng tới trẻ nhỏ và lứa tuổi thiếu niên”, độc giả Hoàng Quốc Định lo lắng.
Đó cũng là suy nghĩ của độc giả Viên Ca: “Điều đáng sợ nhất là trẻ nhỏ (lứa từ 6-12 tuổi) đầy tò mò và háo hức lại chăm xem TikTok nhất. Chỉ sợ các con học những điều nguy hiểm từ thế giới ảo quá rộng lớn này”.
Độc giả Lưu Hà Minh cho rằng, nên cấm TikTok trong trường học để hạn chế tác động tới trẻ em: “Cấm được TikTok trong trường học cũng đỡ nhiều đấy. Về nhà cha mẹ cũng quản lý cấm xem ở nhà nữa, sẽ hạn chế ảnh hưởng cho tụi trẻ”.
Xoá TikTok?
Nhiều độc giả cho rằng, TikTok đầy rẫy nội dung nhảm nhí, không có gì hữu ích cho cuộc sống, nên đã xoá ngay ứng dụng này.
Độc giả Hà Thanh cho biết: “Đã xóa cả Facebook lẫn TikTok, cảm thấy có thêm nhiều thời gian hơn cho cuộc sống và gia đình”.
"Tôi đã xoá TikTok khỏi điện thoại từ lâu rồi. TikTok thực sự là một thứ gây nghiện rất nặng, càng xem càng ham, không biết đến thời gian. Đã bao tối bảo chỉ xem 15-20 phút rồi đi ngủ, đến lúc chợt nhận ra đã 2h sáng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe”,độc giả Hải Nam chia sẻ.
Nhìn nhận TikTok không chỉ là tiêu cực mà có cả tích cực, độc giả Hồ Hoài Nam chia sẻ rằng đã bỏ TikTok dù từng “nghiện”: “Trước kia mình cũng nghiện TikTok đến mức khó bỏ. Sau vài lần thông tin đưa đến quá tiêu cực nên cũng hạn chế và cuối cùng không sử dụng nữa. Tuy TikTok cũng có cả tin tốt và xấu, nhưng nếu chăm chú vào mạng xã hội quá nhiều thì dễ trở thành người sống ảo”.
Ngoài những chia sẻ đã từ bỏ TikTok, nhiều độc giả cho rằng, đã đến lúc cần có sự can thiệp của cơ quan chức năng để nền tảng video ngắn với hơn một tỷ người dùng này “sạch” hơn.
Độc giả Văn Diện cho rằng: “Các ứng dụng đều có mục đích là lợi nhuận nên thuật toán dĩ nhiên có lợi cho họ và nhiều nội dung phản cảm thu hút người xem, vấn đề là cơ quan quản lý có mạnh tay và áp luật để loại bỏ hẳn những nội dung phản cảm này hay không”.
“Tôi cũng ủng hộ Nhà nước phải có chế tài mạnh tay với TikTok. Tuy nhiên, phía gia đình cũng không nên ngồi yên chờ Nhà nước. Nên chủ động bảo vệ con em mình”,độc giả Hung-VT bình luận.
Thậm chí không ít người bức xúc cho rằng nên cấm TikTok. Như quan điểm của độc giả Sơn Hải: “Vì tương lai thế hệ trẻ, ủng hộ cấm hẳn TikTok luôn đi”.Cùng quan điểm này độc giả Nguyenvanhung cho rằng: “Có lẽ Việt Nam cũng cần xem xét dần việc hạn chế TikTok như mấy nước châu Âu và Mỹ. Chẳng thấy lợi ích gì, toàn làm hư bọn trẻ mà thôi”.