Thông tin trên được Giáo sư Trần Văn Thuấn,ấpphéphànhnghềchobácsĩViệtNamthuộcnhómđơngiảnnhấtĐôngNamÁkết quả bóng đá vô địch quốc gia colombia Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó chủ tịch phụ trách Hội đồng Y khoa Quốc gia chia sẻ trong sáng 10/11, tại hội thảo “Kinh nghiệm triển khai kỳ thi quốc gia đánh giá năng lực hành nghề”.
Đây là một trong những hoạt động đầu tiên của Hội đồng Y khoa Quốc gia nhằm chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản và Thái Lan, chuẩn bị cho triển khai kỳ thi đánh giá năng lực hành nghề.
Theo ông Thuấn, việc thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia và tổ chức thi sát hạch chuyên môn làm cơ sở cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh là một xu thế tất yếu.
Qua kinh nghiệm của hơn 20 quốc gia, mô hình này được áp dụng tại đa số các nước chậm phát triển, đang phát triển, kể cả các quốc gia phát triển thuộc khối thịnh vượng chung. Trong khi đó, Việt Nam là một trong 3 nước có điều kiện để cấp phép hành nghề đơn giản nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Ông Thuấn cho rằng Việt Nam cần phải có những quy định về cấp phép hành nghề khám chữa bệnh nhằm bảo đảm tương thích, phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực. Điều này sẽ tạo điều kiện để nhân lực khám chữa bệnh của Việt Nam tham gia hội nhập ngày càng nhiều trên thế giới, ngược lại cũng giúp di chuyển cá nhân hành nghề của các nước khác đến Việt Nam.
Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh, cho biết theo lộ trình, Hội đồng Y khoa Quốc gia chủ trì xây dựng và ban hành bộ công cụ đánh giá và tổ chức thi đánh giá năng lực hành nghề cho 8 chức danh bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, y sĩ, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng.
Lộ trình dự kiến triển khai trong 6 năm từ 2024 đến 2029, bắt đầu áp dụng năm 2027 đối với chức danh bác sĩ và sau đó với các chức danh khác.
"Đây là một chặng đường dài, gian khổ, đòi hỏi sự kiên định, bền bỉ của những người trong cuộc và sự chung tay, hỗ trợ của các bộ ngành, các đơn vị đào tạo", ông Khuê nói.
Theo Bộ Y tế, cả nước hiện có 66 cơ sở đào tạo trình độ đại học, 102 cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng và 37 cơ sở đào tạo trình độ trung cấp; đào tạo ra trên 95.000 bác sĩ, trên 106.000 điều dưỡng đến năm 2020.
Việc thành lập Hội đồng Y khoa quốc gia là một dấu mốc quan trọng đối với hệ thống y tế Việt Nam, đặc biệt là đối với người hành nghề và hệ thống đào tạo nhân lực y tế. Đây là tổ chức do Thủ tướng Chính phủ thành lập, có chức năng đánh giá độc lập năng lực hành nghề khám chữa bệnh; có con dấu và trụ sở riêng.
Phát hiện tình trạng giả mạo giấy tờ khi làm hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề dượcChỉ trong một tháng, Sở Y tế TP.HCM phát hiện 17 cá nhân, cơ sở vi phạm về lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế. Một nửa trong số đó đã giả mạo giấy tờ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược.