Căn bệnh ung thư máu của Khả Hân được phát hiện lần đầu tiên khi con mới 3 tuổi. Nhìn thấy biểu hiện như sốt liên tục,ôngcótriệuđồngmuathuốcbégáiungthưbuộcphảivềnhàcầmcựthuốkèo bóng đá bet88 chân tay có nhiều vết bầm, gia đình đưa con đi khám ở bệnh viện địa phương, sau chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng 1, phát hiện ra bệnh thì con được chuyển về Bệnh viện Ung bướu để điều trị. Sau 9 tháng, con vô 3 toa thuốc hóa trị thì được đưa vào diện duy trì ở nhà. Hằng tháng chỉ lên bệnh viện xét nghiệm và lấy thuốc về uống.
Bé Khả Hân bị nhiều vết bầm ở tay và chân do bị giảm tiểu cầu. |
Sau gần 2 năm yên ổn, đầu tháng 3 năm nay, bệnh của con bị tái phát, nặng hơn trước. Do thời điểm truyền hóa chất con bị tiêu chảy, bác sĩ lo sợ con bị giảm bạch cầu quá nhiều nên yêu cầu người nhà phải thay phiên nhau túc trực 24/24 giờ, rồi mỗi lần bơm tủy cũng phải ở cạnh con 6 giờ. Vì vậy, cả hai vợ chồng Khoa phải nghỉ làm ở viện chăm con. Dù rất thương con gái nhỏ dại, nhưng có nhiều lúc, hai vợ chồng như đi vào đường cụt, bất lực nên nảy ra ý định xin cho con về nhà để điều trị bằng thuốc Nam, vì người để vay mượn, hỗ trợ gia đình cũng không có.
Thương con gái, nhưng người cha trẻ cũng không biết làm cách nào để có được số tiền 40 triệu đồng mua thuốc đặc trị cho con. |
Ba mẹ ly dị khi anh Quách Văn Khoa mới 14 tuổi, bán hết nhà cửa đất đai, đường ai nấy đi. Ông bà nội mất, anh Khoa ở nhờ nhà bác ruột, đến khi tự đi làm đủ nuôi thân thì thuê phòng trọ ở riêng. Không được học hành đến nơi đến chốn, ba mẹ không hòa thuận, anh học đến lớp 4 rồi nghỉ học. Lập gia đình, vợ anh cũng con nhà nghèo, chỉ được học hết lớp 3. Hai người trẻ tuổi đều phải lao động tay chân từ sớm để mưu sinh. Cưới nhau rồi, tưởng chừng sẽ cùng nhau vun vén gia đình, không ngờ bé Khả Hân mắc phải “căn bệnh nhà giàu”, tốn nhiều tiền của.
Mỗi lần truyền hóa chất là cả người con bầm dập bởi tác dụng phụ. |
Sau khi hết đợt điều trị thứ 1, số nợ vợ chồng anh Khoa đang gánh khoảng 80 triệu đồng, đã gần 2 năm nhưng cũng chưa thể trả. Bởi tiền thuốc thang, đi lại để khám bệnh cho con, tiền thuê phòng trọ, tiền sinh hoạt cũng đã đủ đè nặng đôi vai của hai vợ chồng, thậm chí là thêm cả mẹ anh Khoa.
Từ ngày con được về duy trì, lập tức anh lại đi làm, phụ hồ, chạy xe ôm, giao đồ ăn… cứ việc gì làm ra tiền là nhận. Nhưng ở quê nghèo, tiền công rẻ, thu nhập mỗi tháng cũng chỉ được 4 triệu đồng. Vợ anh Khoa ở nhà chăm con một thời gian rồi cũng phải gửi con đi nhà trẻ để kiếm việc làm, đỡ đần chồng tiền sinh hoạt hằng ngày. Mẹ anh về sống chung cùng vợ chồng con trai và cháu nội. Mỗi buổi sáng bà đi phụ cho quán ăn, thu nhập khoảng 2 triệu đồng. Tính ra, tháng nào cũng hết sạch, không dư dả đồng nào.
Nội ngoại hai bên đều nghèo, may nhờ hàng xóm thương tình, kêu gọi nhau, quyên góp được vài triệu đồng để gia đình đóng viện phí cho con. Anh tâm sự: “Em cũng trình bày hoàn cảnh gia đình với các bác sĩ, và cũng nói ý định xin cho con về, gia đình chạy chữa bằng thuốc Nam. Nhưng các cô khuyên, còn nước còn tát, con vẫn còn cơ hội thì cố gắng lo cho con, các cô sẽ cố gắng giúp đỡ”. Người cha trẻ lại gắng sức để “gánh” căn bệnh của con.
Ngắm nụ cười rạng rỡ của con lúc còn khỏe mạnh, ai cũng nghẹn lại vì xúc động. Thương cho đứa trẻ thiếu may mắn. |
Nhưng với số tiền nợ vẫn chưa trả được, sắp tới, để chữa bệnh cho con còn cần khoảng 40 triệu đồng để trả riêng cho 10 lọ thuốc đặc trị, thuốc ngoài danh mục bảo hiểm. Vợ chồng anh Khoa không biết làm gì mới có được số tiền ấy, tương lai của con gái Khả Hân như đang đi vào ngõ cụt.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: