Vắng khách thuê,Đỏmắttìmkháchthuêmặtbằngbánlẻchủvẫnquyếtkhônghạgiábòngdanet giá không giảm
Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang gây ra những tác động lớn đối với các thành phần kinh tế, thị thường mặt bằng bán lẻ cho thuê tại TP.HCM cũng không ngoại lệ. Từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý đến nay, hàng loạt cửa hàng nằm trên các tuyến đường sầm uất như Phan Xích Long, Hai Bà Trưng, Nguyễn Đình Chiểu, Điện Biên Phủ, Nguyễn Trãi… đã bắt đầu ngừng hoạt động, trả mặt bằng.
Theo ghi nhận của PV VietNamNet, dọc hai bên đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận), nơi được biết đến là “con đường ăn chơi”, nhiều cửa hàng dịch vụ ăn uống đã đóng cửa, treo bảng cho thuê mặt bằng.
Những mặt bằng nằm trên đường Phan Xích Long có giá thuê khá cao. |
Bà N.T.H cho biết, bà đang cho thuê dài hạn căn nhà 4 tầng mặt tiền đường Phan Xích Long với giá 9.000 USD/tháng. Bà H. đăng tin từ sau Tết Nguyên đán đến nay vẫn chưa có người thuê, mặc dù môi giới liên hệ rất nhiều. Theo bà H., so với mặt bằng giá thuê trên tuyến đường này thì đây không phải quá cao.
“Từ việc bắt buộc khách thuê phải đặt cọc 6 tháng tiền nhà thì tôi đã giảm xuống còn 3 tháng, tuỳ theo thời gian thuê. Tiền thanh toán cũng được chia nhỏ ra, thanh toán từ 1 – 3 tháng một lần và vẫn có thể thoả thuận được. Thế nhưng căn nhà vẫn bỏ trống hơn tháng nay”, bà H. than thở.
Dịch Covid-19 là một trong những nguyên nhân khiến tình hình kinh doanh hàng quán ế ẩm. |
Cách đó không xa, căn nhà có kết cấu 1 trệt, lửng và 3 lầu trên đường Hoa Sữa (quận Phú Nhuận) cũng đang cho thuê với giá 45 triệu đồng/tháng. Theo chủ cho thuê, giá trên vẫn còn có thể thương lượng được, mặt bằng này trước đây mở quán cà phê nhưng chỉ được vài tháng thì chủ “bỏ chạy”.
Một cửa hàng ăn uống trên đường Phan Xích Long đã đóng cửa. |
“Hợp đồng thuê 3 năm mà quán hoạt động 3 tháng đã đóng cửa. Sau Tết đến nay, do tình hình dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp nên khách vắng hẳn. Tuy chưa có khách thuê nhưng đây là giá mặt bằng chung, khó có thể giảm”, chủ nhà này chia sẻ.
Một mặt bằng bán lẻ diện tích lớn ở khu vực trung tâm TP.HCM chưa có khách thuê. |
Ông N.Đ.D, chủ quán cà phê trên đường Pasteur (quận 3) than thở, từ sau Tết đến nay doanh thu quán sụt giảm thấy rõ. Trong khi đối tượng khách hàng chính là sinh viên trường đại học gần đó chưa đi học lại thì dân văn phòng cũng ngại ngồi quán xá vì dịch bệnh.
“Mặt bằng này thuê giá 30 triệu đồng/tháng nhưng 2 tháng qua chúng tôi đã chịu lỗ 20 triệu đồng/tháng. Nếu tình hình kinh doanh tiếp tục thất bát như thế này thì chắc phải trả mặt bằng sớm”, ông D. nói.
Mặt bằng thương mại chung cư giảm giá
Không chỉ mặt bằng bán lẻ trên các tuyến đường khu trung tâm TP.HCM, mặt bằng ở các khu thương mại của chung cư hay khu đô thị cũng ế ẩm. Chị P.T.K (ngụ quận Thủ Đức) cho biết, căn hộ tại chung cư chị mua đã bàn giao từ nửa năm nay. Thế nhưng tỷ lệ lấp đầy ở khu thương mại chung cư chưa được 40%, phần lớn diện tích còn lại bị bỏ trống.
Mặt bằng trên đường mua sắm sầm uất Hai Bà Trưng, quận 3 đang tìm khách thuê. |
Để lấp đầy mặt bằng khu thương mại, một doanh nghiệp tại Thành phố đã triển khai chương trình hỗ trợ giảm giá thuê mặt bằng trung tâm thương mại tại 3 chung cư do doanh nghiệp này và đơn vị thành viên làm chủ đầu tư.
Theo đại diện doanh nghiệp này, việc giảm giá thuê mặt bằng thương mại tại các dự án bởi doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng do tình hình dịch bệnh Covid-19 gây ra, đồng thời chia sẻ khó khăn đối với các đối tác có nhu cầu thuê.
Ngày càng nhiều cửa hàng trả mặt bằng ở khu trung tâm TP.HCM. |
Thống kê từ đơn vị chuyên nghiên cứu thị trường BĐS cho thấy, thời điểm cuối năm 2019, giá thuê mặt bằng bán lẻ giảm 1% theo năm do nguồn cung mới ngoài trung tâm có giá thuê thấp. Công suất trung bình tăng 3% theo năm nhờ dự án mới đang được lấp đầy.
Bên cạnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19... |
...giá thuê đắt đỏ cũng là nguyên nhân khiến nhiều cửa hàng đóng cửa. |
Doanh thu bán lẻ tăng 14% theo năm, chủ yếu là ngành F&B (dịch vụ nhà hàng, ăn uống), may mặc và dụng cụ trang thiết bị gia đình. Mật độ bán lẻ cao ở khu trung tâm và khu đô thị mới khiến các nhà bán lẻ thay đổi cơ cấu khách thuê phù hợp hơn.
Theo đơn vị nghiên cứu thị trường này, trong năm 2020, dự kiến trên địa bàn TP.HCM sẽ có gần 142.000m2 mặt bằng bán lẻ được khai thác, riêng khu trung tâm chiếm 34%.
- Theo phân tích của các đơn vị nghiên cứu thị trường, năm 2020 sẽ là một năm giảm tốc của toàn ngành bất động sản.