Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ,ângcaohiệuquảcảicáchthủtụchànhchínhnhờứngdụngcôngnghệthôkeo thom hom nay các bộ, ngành, địa phương đã chú trọng đẩy mạnh ứng dụng CNTT gắn kết chặt chẽ với việc triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính, quyết tâm xây dựng chính phủ điện tử, giảm tối đa tỷ lệ văn bản giấy trong chỉ đạo, điều hành.
Việc ứng dụng CNTT phục vụ cải cách hành chính góp phần xây dựng một nền hành chính hiện đại hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tạo sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp.
Thời gian qua, tỉnh Hà Nam đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nâng cao hoạt động ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công.
Đặc biệt, Tỉnh ủy Hà Nam đã ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; UBND tỉnh xây dựng Đề án Chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030…
Trên cơ sở đó, các sở, ban, ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh lộ trình chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong từng ngành, từng lĩnh vực trên địa bàn tỉnh và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Đến nay, các sở, ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố đều có mạng cục bộ và kết nối internet. Tỷ lệ trung bình máy tính/CBCC từ cấp huyện trở lên đạt 100%. Tỷ lệ trung bình máy tính/CBCC cấp xã là 85%.
Một số phần mềm, cơ sở dữ liệu đã được xây dựng và triển khai, như: Cơ sở dữ liệu đất đai, cơ sở dữ liệu lưu trữ, quản lý các đối tượng người có công, hệ thống thông tin địa lý (GIS), quản lý hộ tịch... Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành bảo đảm liên thông 4 cấp chính quyền từ cấp xã đến cấp huyện, tỉnh, trung ương.
Các cơ quan, đơn vị đã ứng dụng phần mềm vào công tác chỉ đạo, điều hành và gửi, nhận văn bản điện tử liên thông giữa các cơ quan, đơn vị.
Hệ thống thư điện tử của tỉnh bảo đảm cung cấp hộp thư điện tử cho CBCC từ cấp tỉnh đến cấp xã. Tỷ lệ CBCC từ cấp huyện trở lên thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc là 95%.
Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) luôn được coi là nền tảng quan trọng, giải pháp mang tính đột phá để nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), góp phần thực hiện chuyển đổi số trong cải cách hành chính (CCHC).
Xác định đây là yếu tố quan trọng để xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, tỉnh Bắc Ninh tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị; tập trung xây dựng chính quyền điện tử từ tỉnh đến cơ sở dần chuyển sang chính quyền số.
Hiện nay, hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh được kết nối, đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công các Bộ, ngành và hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác như: Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm (BHXH Việt Nam); Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp); Hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến (Bộ Tư pháp)…
Trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh hiện cung cấp 1.790 dịch vụ công trực tuyến một phần và dịch vụ công trực tuyến toàn trình theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/06/2022 của Chính phủ, qua đó tạo điều kiện, phục vụ người dân và doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến thuận lợi nhanh chóng.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ DVC trực tuyến toàn trình trên hệ thống của tỉnh là 35,52% và trên Cổng dịch vụ công Quốc gia là hơn 36%; tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn tỉnh là 38,87%, trong đó: tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến cấp tỉnh là 58,01%; tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến cấp huyện (bao gồm cả cấp xã) là 30,42%; tổng số PAKN được tiếp nhận trên thiết bị di động là 2.137, tổng số PAKN đã xử lý là 1.963, đạt 91,9%.
Quang Phong và nhóm PV, BTV