Sau khi biết điểm chuẩn năm 2024,đạtđiểmkhóvàođạihọcvìbốungthưmẹsuythậnhận định bóng đá úc victoria em Lê Văn Quyến (học sinh lớp 12D5, Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Tĩnh) trăn trở, buồn nhiều hơn vui.
Trong khi nhiều bạn bè cùng trang lứa chuẩn bị hành trang để vào đại học, lòng Quyến đầy lo âu, bởi em chưa biết lấy tiền đâu để đi học. “Với hoàn cảnh hiện tại, bố mẹ không đủ sức để lo cho em đến trường”, Quyến nói.
Biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình, trước đó, Quyến đăng ký xét tuyển vào đại học sư phạm để giảm gánh nặng học phí nhưng từ khi có điểm chuẩn con đường đến giảng đường có thể sẽ bị khép lại.
“Khát khao của em trở thành sinh viên khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã không thực hiện được khi năm nay điểm chuẩn rất cao. Em chủ quan nên không đăng ký nguyện vọng 2 ngành sư phạm của các trường đại học khác. Hiện em đỗ vào một số trường nhưng mức học phí quá cao, gia đình không cáng đáng nổi. Em vẫn khao khát được tiếp tục đi học, trở thành sinh viên“, Quyến buồn bã nói.
Quyến chia sẻ thêm, từ nhỏ em đã có năng khiếu vẽ và đam mê thiết kế thời trang nên có đăng ký thêm nguyện vọng ngành Thiết kế thời trang của Đại học Duy Tân. Em đã nhận thông báo trúng tuyển nhưng lo bố mẹ không đủ kinh phí nuôi em ăn học.
Suốt nhiều năm qua, dù hoàn cảnh khó khăn nhưng Quyến luôn nỗ lực vươn lên trong học tập. Kỳ thi tốt nghiệp THPTnăm nay, ở tổ hợp khối C xét tuyển đại học, em đạt 28,75 điểm (Ngữ văn 9; Lịch sử 9,75; Địa lý 10), là Á khoa khối C của trường THPT Phan Đình Phùng.
Cô Nguyễn Thị Kim Bồng, giáo viên chủ nhiệm lớp 12D5 cho biết: Quyến là học sinh ngoan, bố mẹ bệnh tật, gia cảnh khó khăn nhưng em vẫn vượt lên nghịch cảnh. Em không có điều kiện đi học thêm, chủ yếu tự học. Kết quả thi tốt nghiệp THPT của em gây ấn tượng với điểm số cao, tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn là rào cản cho quãng đường học vấn tiếp theo.
Nhà Quyến trú thôn Tân Hòa (xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) thuộc hộ nghèo trong xã. Bố mẹ bệnh tật triền miên. Gia đình em sống trong căn nhà cấp 4 đã xuống cấp. Bên trong căn nhà trống, không có tài sản gì đáng giá.
Quyến là con thứ 3 trong gia đình có 4 anh em. Hai anh chị đầu không có điều kiện học hành nên nghỉ học sớm, đã lập gia đình và ra ở riêng. Sau Quyến còn có em gái đang học lớp 10.
Từ khi biết con trai đạt điểm cao, bà Trần Thị Lâm (SN 1967, mẹ Quyến) vừa mừng, vừa lo. Bà tủi thân, thương con trai vì gia đình quá nghèo, không đủ sức để lo cho con học đại học.
Nghĩ đến cảnh con trai ốm yếu, gầy gò không được tới giảng đường vì cha mẹ nghèo, bà Lâm trào nước mắt.
Bà Lâm tâm sự, nhiều năm nay gia đình kinh tế khánh kiệt vì bệnh tật bủa vây hai vợ chồng. Bố Quyến - ông Lê Văn Ngọ (SN 1966) - bị ung thư tế bào đáy, sống dựa vào thuốc, mắt trái bị mù hoàn toàn, mất khả năng lao động nhiều năm nay.
Chồng bệnh tật, bà Lâm trở thành trụ cột gia đình, ngoài làm ruộng, bà đi giúp việc, nhặt nhạnh từng đồng lo tiền thuốc men cho chồng và nuôi hai anh em Quyến ăn học.
Thế nhưng tai họa liên tiếp khi bà Lâm cũng đổ bệnh bị suy thận, phải cắt bỏ một quả thận cộng với bệnh viêm khớp nên không đủ sức đi làm giúp việc.
Cuộc sống gia đình em Quyến càng khốn khó khi cả bố lẫn mẹ đều bị bệnh nan y.
Nguy cơ lỡ hẹn với giảng đường đại học
“Quyến luôn ý thức về hoàn cảnh của mình. Từ khi đi học đến nay, con chưa từng xin mẹ đi học thêm, một phần vì kinh tế gia đình, phần em dành thời gian phụ giúp cha mẹ làm việc nhà, đồng áng”, bà Lâm nói.
Quyến tâm sự: “Em biết gia đình nghèo, thương cha mẹ bệnh tật nên em cố gắng học tập sau này có tương lai hơn để nuôi cha mẹ. Thế nhưng, đứng trước ngưỡng cửa đại học, em rất phân vân vì em đi học thì bố mẹ không cáng đáng nổi".
Để có kết quả học tập, thi cử như vừa qua, Quyến đã nỗ lực rất nhiều. Em không muốn từ bỏ ước mơ, càng không muốn bố mẹ phải khổ thêm.
Dự định của Quyến là trước mắt phụ nghề cắm hoa, sau nếu được đến trường, em sẽ vừa đi học vừa đi làm.
Ông Nguyễn Văn Ninh, Chủ tịch UBND xã Tân Lâm Hương cho biết: Em Quyến là học sinh giỏi có tiếng ở địa phương, tuy nhiên gia đình khó khăn, là hộ nghèo nhiều năm liền. Bố mẹ bệnh tật, đều mất khả năng lao động, nguồn thu nhập của cả gia đình dựa vào 8 sào ruộng.
“Hoàn cảnh như vậy, em Quyến khó lòng tiếp tục học đại học nên hy vọng các nhà hảo tâm ủng hộ, giúp đỡ em tiếp tục được đến trường, theo đuổi con đường học vấn”, ông Ninh nói.
Đậu Tình
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Bà Trần Thị Lâm, trú thôn Tân Hòa (xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh). Số ĐT: 0358318428
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2024.247 (Lê Văn Quyến).
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081