Sau nhiều năm hoạt động mà không thu hút nhiều sự chú ý,ủlĩnhquânnổidậylậtđổTổngthốngAssadlàbóng da wap Abu Mohammad al-Jolani khiến giới quan sát bàng hoàng khi dẫn dắt đợt tiến quân bất ngờ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Tổng thống Bashar al-Assad sau hơn 13 năm nội chiến Syria.
Ông al-Jolani (42 tuổi) là lãnh đạo lực lượng Hayat Tahrir al-Sham (HTS), tổ chức Hồi giáo từng có liên kết với al-Qaeda trong quá khứ. HTS là lực lượng tiêu biểu trong số các nhóm nổi dậy ở Syria với sự kiểm soát trên phần lớn tỉnh Idlib suốt nhiều năm giằng co của cuộc nội chiến.
Abu Mohammad al-Jolani (thứ 2 từ phải sang) cùng các tướng lĩnh quân nổi dậy tại Aleppo. Ảnh: Militant UGC. |
"Cho đến nay, ông ấy (al-Jolani) là nhân vật quan trọng nhất trên chiến trường Syria", Jerome Drevon, nhà phân tích cấp cao thuộc Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế, nhận định.
Vào cuối tháng 11, HTS tiến công thần tốc và chiếm được Aleppo, đô thị lớn nhất Syria, qua đó tạo nên mối đe dọa chưa từng có cho chính quyền Assad trong một thập kỷ qua, theo New York Times.
Lực lượng HTS do ông al-Jolani lãnh đạo tiếp tục tiến quân xuống phía nam và chiếm được nhiều tỉnh lị khác, trong đó có thành trì Hama của quân chính phủ, mà không vấp phải quá nhiều sự kháng cự.
Ngày 8/12, lực lượng nổi dậy đã chiếm thành công thủ đô Damascus và tuyên bố chính quyền Assad bị lật đổ. Theo Bộ Ngoại giao Nga, ông Assad đã rời Syria sau khi đối thoại với "nhiều bên trong cuộc xung đột".
Hãng thông tấn TASS của Nga ngày 9/12 dẫn nguồn tin từ Điện Kremlin cho biết ông Assad đã hạ cánh ở Moscow (Nga): "Ông Assad và gia đình đã đến Moscow. Nga, với lý do nhân đạo, đã cấp quyền tị nạn cho họ".
Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã rời Damascus và có mặt tại Moscow, Nga. Ảnh: Reuters. |
Ông al-Jolani, tên khai sinh là Ahmed Hussein al-Shara, sinh ở Saudi Arabia và có bố mẹ là người tị nạn từ Syria. Gia đình ông quay lại Syria vào cuối thập niên 1980 và bản thân ông al-Jolani đến Iraq để gia nhập al-Qaeda vào năm 2003, theo New York Times.
Một số quan chức Mỹ và truyền thông Arab nói rằng ông al-Jolani đã bị giam giữ trong một nhà tù của Mỹ tại Iraq trong nhiều năm.
Ông al-Jolani bắt đầu nổi lên trong cuộc nội chiến Syria khi thành lập Mặt trận Nursa, một chi nhánh của al-Qaeda và là tiền thân của HTS. Trong khoảng thời gian này, ông bắt đầu sử dụng bí danh Abu Mohammad al-Jolani.
HTS công khai cắt đứt quan hệ với al-Qaeda vào năm 2016 và đổi tên thành Hay'at Tahrir al-Sham hay Tổ chức Giải phóng Levant. Ông al-Jolani và HTS nỗ lực giành lấy sự công nhận từ quốc tế bằng cách tách biệt hình ảnh của họ với các cuộc thánh chiến và tập trung vào việc quản trị có tổ chức ở Syria.
Trong những năm gần đây, ông al-Jolani và HTS đã xây dựng chính quyền trên lãnh thổ mà họ quản lý. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, chính quyền của HTS đã tổ chức thu thuế, cung cấp dịch vụ công dù còn hạn chế và thậm chí cấp căn cước định danh cho người dân.
HTS cũng nhận nhiều chỉ trích từ cả bên trong lẫn bên ngoài Syria vì áp dụng một số chiến lược có phần độc đoán và cứng rắn đối với những cá nhân hoặc tổ chức bất đồng chính kiến, theo New York Times.
Việc quân nổi dậy lật đổ thành công chính quyền Assad làm dấy lên câu hỏi xoay quanh hình mẫu chính phủ mà ông al-Jolani theo đuổi và liệu người Syria có chấp thuận mục tiêu đó hay không.
Ở Idlib, lãnh thổ nằm dưới sự quản lý của HTS trong nhiều năm, ông al-Jolani và các đồng sự đã nỗ lực xây dựng chính phủ theo giáo lý của hệ tư tưởng Hồi giáo Sunni bảo thủ.
Ông al-Jolani (thứ 2 từ trái sang) tên thật là Ahmed Hussein al-Shara. Ảnh: HTS Media. |
Kể từ khi khởi động đợt tiến công mới nhất, ông al-Jolani đã nỗ lực trấn an những cộng đồng thiểu số thuộc các tôn giáo hoặc dòng tu khác. Theo một số nhà phân tích, giờ đây, ông al-Jolani phải đối mặt với một trong những thử thách lớn nhất sự nghiệp khi phải tìm cách thống nhất Syria.
Tồn tại nhiều cộng đồng dân tộc và tôn giáo ở Syria, vốn thường tranh chấp khốc liệt xuyên suốt khoảng thời gian nội chiến. Đất nước này cũng chứng kiến sự phân cực sâu sắc giữa các phe phái với sự hậu thuẫn từ các cường quốc nước ngoài, theo AP.
Vài giờ sau khi giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus hôm 8/12 (giờ địa phương), ông al-Jolani xuất hiện ở Nhà thờ Umayyad và tuyên bố rằng sự sụp đổ của chính quyền Assad đồng nghĩa với "chiến thắng cho một quốc gia Hồi giáo".
Anas Salkhadi, chỉ huy cao cấp của lực lượng nổi dậy, nói trên sóng truyền hình: "Thông điệp chúng tôi muốn gửi đến mọi cộng đồng của Syria rằng đây là một đất nước dành cho mọi người".
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với CNNvào đầu tháng 12, ông al-Jolani nói: "Syria xứng đáng có một hệ thống chính quyền lập hiến chứ không phải một lãnh đạo độc nhất có thể đưa ra quyết định tùy tiện". Ông cũng úp mở về việc HTS có khả năng giải thể sau khi chế độ Assad sụp đổ, theo AP.
"Đừng đánh giá qua lời nói mà hãy nhìn vào hành động", ông al-Jolani nhấn mạnh.
Vấn đề Trung Đông
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật".Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này,...