Năm 2019 được Liên hiệp quốc chọn là Năm Bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học nhằm tôn vinh những giá trị mà Bảng Tuần hoàn Mendeleev mang lại cho cộng đồng.
Cho đến nay,àyhộiSTEMchohọcsinhkhuvựcphíaBắkết quả afc Bảng tuần hoàn Mendeleev đã có 118 nguyên tố hóa học và con số này tiếp tục tăng lên tương lai. Ngày hội STEM 2019 lấy chủ đề “Nguyên tố bí ẩn” cũng nhằm hưởng ứng Năm Bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Ban tổ chức thông tin về Ngày hội STEM 2019
Giống như các năm trước, Ngày hội STEM 2019 tập trung vào phần Hội và Học thông qua các trải nghiệm Nghe, Xem, Làm dành cho mọi đối tượng tham gia.
Trong đó, ở phần Hội, người tham dự được quan sát và trực tiếp làm các thí nghiệm khoa học, giải toán, điều khiển robot, chơi các trò chơi trí tuệ, sáng tạo với đồ tái chế,… Đây là những hoạt động do hơn 20 phòng GD-ĐT, trường phổ thông, cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh mang đến.
Tại phần Học, sẽ có khoảng 15 lớp học mẫu theo tiếp cận giáo dục STEM để học sinh tham gia và giáo viên có thể dự giờ. Những lớp học do giáo viên địa phương giảng dạy về STEM cho học sinh thành phố sẽ góp phần khẳng định, giáo dục STEM có thể phát triển ở bất kì đâu.
Ngoài ra, hoạt động LabTour sẽ cho phép người tham dự đến thăm và nghe các nhà nghiên cứu giới thiệu về các phòng thí nghiệm ngay trong khuôn viên Đại học Khoa học tự nhiên.
Tại ngày hội STEM, những bài giảng đại chúng sẽ là phần cung cấp các kiến thức hàm lâm nhưng được phổ thông hóa, giúp công chúng tiếp cận những kiến thức mới. Năm nay có hai bài giảng gồm “Hóa học xanh bảo vệ môi trường” do PGS.TS Nguyễn Thị Hà – Giảng viên trường ĐH Khoa học tự nhiên, người từng đạt giải thưởng Kovalevskaia 2018 trình bày và bài “Hố đen” do PGS.TS Phạm Anh Tuấn – Trường ban Quản lý dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam trình bày.
Dự kiến, sự kiện sẽ đón 2.000 lượt học sinh cùng 500 lượt phụ huynh tham gia.
Trường Giang
Trong hơn một năm vừa qua, HLV Park Hang-seo và các học trò của ông đã làm cho nền bóng đá Việt Nam như bừng tỉnh với liên tiếp những thành tích đầy bất ngờ tầm cỡ châu lục. Với giáo dục STEM, chúng ta có thể làm được vậy?