Chị Nguyễn Thị Kiều Chinh - thông dịch viên tư pháp tại một công ty luật của Hàn Quốc – cho biết về hai trường hợp du học sinh người Việt tại Hàn Quốc đang vướng vòng lao lý vì chiêu lừa đảo này.
Trường hợp thứ nhất là một du học sinh đang học cao học,ọcsinhViệtởHànQuốcmắcbẫytiếptaycholừađảkèo chấp là gì muốn tìm việc làm thêm dạng văn phòng, không phải làm việc chân tay vì cũng đã khá tiếng Hàn.
"Công việc người này tìm được khá là “văn phòng”. Cụ thể: khi “nhà tuyển dụng” gửi email các giấy tờ có đóng dấu của các ngân hàng hoặc thanh tra tài chính chứng nhận hoàn trả nợ ngân hàng hoặc công ty tài chính lớn, người này chỉ cần in ra và mang tới chỗ khách hàng rồi nói là mình được quản lý A, hay B gửi tới rồi bảo khách chuyển máy của người đang nói chuyện với khách để xác nhận.
Khách nói chuyện với ai đó ở đầu máy bên kia rồi đưa cho bạn tiền mặt tương đương số tiền được ghi là đã hoàn trả trên giấy xác nhận đó để được nhận lại giấy đó. Sau đó, bạn cầm tiền mặt đưa lại cho người của phía bên “nhà tuyển dụng”.
Một ngày có thể bạn sẽ có 2-3 lần đi “đối ngoại” như vậy, thu nhập có khi lên tới 200-300 nghìn won/ngày. Có những ngày không có việc nhưng vẫn nhận được tiền (dù ít hơn ngày có việc đi gặp khách)" - chị Kiều Chinh miêu tả.
Trường hợp thứ hai là một nữ sinh đang chờ nhập học đại học năm nhất muốn tìm bạn khác giới qua app hẹn hò. Cuối cùng, được một “anh” tự xưng là giám đốc công ty tài chính nhưng đang đi công tác ở Trung Quốc nhờ giúp đỡ vì “anh” chưa về được Hàn ngay để xử lý mà lại đang thiếu người làm.
“Công chuyện” ở đây cũng đơn giản chỉ cần in giấy xác nhận và đi gặp khách hàng, cầm tiền mặt đưa lại cho người của “anh”.
Chị Kiều Chinh cho biết hai du học sinh nói trên đã rơi vào đường dây lừa đảo Voice Phishing - hay còn gọi là “Câu cá” bằng giọng nói.
Du học sinh mắc bẫy vì thiếu thông tin
Đây không phải là loại hình tội phạm mới xuất hiện mà báo chí Hàn Quốc đã viết nhiều về dạng lừa đảo này.
Cụ thể, các đối tượng lừa đảo sẽ thu thập số điện thoại của khách, sau đó nhắn một loạt spam. Nội dung tin spam rất đa dạng, thường bắt đầu giới thiệu là ngân hàng A, hiện tại đang có chương trình hỗ trợ khách hàng. Lợi dụng tâm lý muốn được giảm lãi suất của những người đang vay tiền ngân hàng, bọn tội phạm nói nếu hoàn trả tiền gốc và lãi thì sẽ được giảm mức lãi suất thấp hơn hiện tại. Ngoài ra, điều kiện là phải hoàn trả bằng tiền mặt chứ không qua ngân hàng vì chỉ các 'sếp to' mới có quyền quyết định.
Sau khi con mồi cắn câu, bọn chúng sẽ bảo là cần kiểm tra thông tin cá nhân của khách. Từ đó, làm giả giấy hoàn trả nợ của ngân hàng để đưa cho “con mồi”.
Tội phạm Voice phishing gia tăng ở Hàn Quốc |
Năm 2020 có 284 người Việt Nam bị coi là tội phạm lừa đảo theo hình thức này. Đa số người bị lôi kéo là du học sinh vì vốn tiếng Hàn đủ để giao tiếp.
Chị Kiều Chinh nhận xét du học sinh không may "tiếp tay cho lừa đảo" vì ở Việt Nam việc dùng tiền mặt vẫn còn nhiều, và chưa biết đến loại hình lừa đảo này.
Trở lại với hai trường hợp đã thông tin, chị Kiều Chinh cho biết, du học sinh cao học đã “nhận hộ” hơn 200 triệu won (hơn 4 tỷ đồng), bạn sinh viên cũng gần 200 triệu won.
Trường hợp thứ nhất thì bị giam giữ và đang trong quá trình điều tra, xét xử. Trường hợp thứ hai thì may mắn hơn khi thuê luật sư sớm và không bị giam giữ trong thời gian điều tra, xét xử nhưng tương lai thì chưa rõ.
“Với các du học sinh bị xác định phạm tội, người nào bị giam giữ trong thời gian chờ điều tra xét xử thì việc học chắc chắn là bị hủy bỏ, người nào được tại ngoại trong thời gian chờ điều tra xét xử thì vẫn được đi học tiếp.
Vì vậy, nếu mọi người biết thông tin nhiều hơn thì sẽ không tốn tiền đền bù và bị ngồi tù. Và dù luật sư có giúp được các bạn đi chăng nữa thì việc bị giam giữ hay bị điều tra, xét xử, gián đoạn cuộc sống là một bài học quá nặng nề cho các bạn” – chị Kiều Chinh bày tỏ.
Phương Chi
“Em gái tôi hiện rất hoảng loạn, có dấu hiệu trầm cảm khi liên tục nhận tin nhắn đòi nợ, doạ dẫm” anh D, anh trai T - nữ sinh đã vay ‘tín dụng đen’ trực tuyến gần 300 triệu đồng.