Cha gọi điện,ếtĐoanngọtrongnỗinhớquêlich bóng đá ngoai hang anh bảo "sắp đến mùng 5 tháng 5 rồi đấy con”, bỗng thấy lại da diết nỗi nhớ quê.
Nếu như ngày này, người dân các miền khác gọi là Tết Đoan ngọ với tập tục ăn cơm rượu, chỉ ăn trái cây để giết sâu bọ, thì ở làng tôi sống lại khác. Người dân bao đời chỉ gọi đó là ngày mùng 5 tháng 5. Nhưng cũng là một ngày tết thực sự, nhà nào nhà nấy quây quần bên nhau, ăn một bữa thịnh soạn.
Một bữa thịnh soạn để tổng kết những nhọc nhằn của mùa gặt vừa qua đi, để ăn mừng vì gia đình mình đã cùng nhau gặt hết mấy sào ruộng.
Những trận gió Lào nóng bỏng người, nắng như thiêu như đốt. Những ngày chỉ biết trông cậy vào ánh trăng để đi gặt đêm cho đỡ nắng. Những chuyến xe thồ chất lúa cao ngất - chỉ dựa sức người để chở về nhà… Hãy cứ để sau đi. Còn mùng 5 tháng 5, người nông dân cũng phải ăn mừng trước tiên.
Hôm đó, khu chợ nhỏ sôi động hẳn lên bởi người dân tấp nập chợ búa. Trong chiếc làn của các bà các mẹ là túi bún to, thêm con vịt và mớ rau sống. Bởi, món truyền thống của ngày Tết đặc biệt này, ở quê tôi, là bún vịt.
Với những nhà có đàn vịt nuôi thả quanh năm suốt tháng ở các con mương và ao, đây cũng là dịp bội thu. Ngày ấy, bún là thứ đổi khác chỉ thường cho dịp đặc biệt, nhất là ăn thấy dễ chịu vào mùa hè. Còn món vịt nấu xáo lại thể hiện tinh thần của “bữa tiệc mùa hè” hơn hết thảy.
Người dân làm lễ cúng. Ảnh: Lê Quân. |
Mẹ tôi bán dưa mùng, giá và rau sống đã nhiều năm. Ngày mùng 5 tháng 5 cũng là dịp “cháy hàng” hơn cả. Bởi bún vịt không thể thiếu được món rau sống ăn kèm cho thanh mát.
Dưa mùng được làm từ những bẹ mùng trồng ven con nước chạy quanh nhà, muối chua lên cho vàng ươm, chấm cùng mắm tôm cũng là món ăn tuổi thơ của bao nhiêu thế hệ người dân làng tôi. Để bây giờ, chỉ một bát dưa mùng dân dã này cũng khiến bao người phải hoài nhớ.
Trước ngày Tết đặc biệt này, lũ trẻ chúng tôi đã háo hức chộn rộn không yên. Bởi đó là ngày cảm nhận được sự hạnh phúc và đủ đầy hiếm có trong một năm.
Bố mẹ ngày khác có thể bận rộn, bỏ quên lũ trẻ mặc sức lớn lên. Nhưng trong ngày này, người lớn thiết đãi chúng tôi một bữa no. Có lẽ, cha mẹ cứ nghĩ rằng con trẻ chỉ cần thấy no là vui rồi, nhưng thật tâm không khí quây quần, vui vẻ trong bữa cơm ấy mới khiến chúng tôi no hơn cả.
Chúng tôi từng sống trong những ngày tháng đối diện không ít trận cãi cọ, cơm không lành, canh không ngọt của cha mẹ, cũng là “đặc trưng” của nhiều gia đình thời đó.
Đến một ngày nhìn cảnh mẹ nhẹ nhàng phục vụ cha trên chiếu nhậu - thiếu cái bát, đôi đũa, xíu nước chấm - đều tất tả đi lấy hộ, cả nhà cụng ly bia hơi, rôm rả kể chuyện cười, rồi chẳng màng khó khăn, mệt nhọc chất chồng, cũng đủ làm nên những ký ức hạnh phúc trong lòng con trẻ.
Đêm mùa hè trăng thanh gió mát và chẳng phải học bài, chúng tôi kéo nhau ra đồng sau bữa cơm hạnh phúc. Cánh đồng sau mùa gặt chỉ còn trơ gốc mạ có sức hút kỳ lạ với bất kỳ đứa trẻ nào.
Dù không lội bì bõm dưới ruộng để bắt cua và chạy nhảy thỏa thuê như ban ngày, cái cảm giác đứng giữa cánh đồng, cảm nhận mênh mông đất trời vẫn thật tuyệt diệu.
Hò đuổi nhau, chơi trò đánh trận giả, rồi lại “lộn cầu vồng, có sông nước chảy, có chị mười ba…”, những tiếng cười cứ thế lanh lảnh vang xa.
Một lời nhắc nhở của cha về mùng 5 tháng 5 thôi mà gợi bao nhiêu ký ức dịu êm. Cảm giác cuộc sống giữa thành phố xô bồ và mệt nhoài, nhưng khoảng cách hơn 300 km, chất chồng thêm những nghĩa vụ ở nơi đây, cũng chẳng thể nói bỏ hết đấy muốn về là về.
Đôi khi nghĩ làm người nông dân vô tư, tự tại như cha mẹ lại vui vẻ và hạnh phúc, bởi ít nhất cũng đã dành tặng con cái một tuổi thơ thật đẹp. Đó là món quà vô giá mà đâu phải bố mẹ nào chọn thành phố để sống cũng dễ dàng dành được cho con.
Mừng Tết Đoan ngọ, chỉ muốn nói lời cảm ơn đời, cảm ơn cha mẹ vì đã cho con những cái Tết thật dịu êm như thế. Để dù lớn lên trong khốn khó đi nữa, chúng con vẫn có những mỏ neo hạnh phúc để nhớ về.
Tết Đoan ngọ (5/5 âm lịch) là một trong những ngày Tết truyền thống ở Việt Nam. VietNamNet xin giới thiệu tới độc giả bài cúng tết Đoan ngọ theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam.