Từ chuyện Jiangsu Suning giải thể
Cách nay hai năm,óngđáTrungQuốcsaubomtấnlàphásảket qua nha nghe my Jiangsu Suning thông báo ngừng hoạt động (gồm đội một, đội nữ và các đội trẻ), chỉ ba tháng sau khi họ lần đầu tiên trong lịch sử giành chức vô địch Chinese Super League (2020).
Ngày vinh quang của Jiangsu Suning quá ngắn ngủi. Tập đoàn thương Suning - cũng là chủ sở hữu chính của Inter Milan- đưa ra quyết định của mình sau khi CLB ngập trong các khoản nợ, ước tính khoảng trên 80 triệu USD.
Việc Jiangsu đóng cửa, diễn ra chỉ một tháng trước khi mùa giải 2021 khởi tranh, gây chấn động bóng đá Trung Quốc. Nhưng họ không phải CLB duy nhất gánh chịu nợ nần ở một giải đấu mà năm 2016 từng khiến cả thế giới kinh ngạc bằng những thương vụ mua sắm cầu thủ quốc tế đắt đỏ.
Năm 2016, CLB trả 53,6 triệu USD (50 triệu euro) cho Alex Teixeira và 30 triệu USD cho Ramires - người hùng cùng Chelsea vô địch Champions League 2011-12.
Chiếc túi của Jiangsu - đúng hơn là của chủ nhân Suning - dường như không có giới hạn, mặc dù thực tế là đội đã nợ nần chồng chất. Vào năm 2019, chưa đầy hai năm trước khi đóng cửa, CLB liên hệ Gareth Bale nhưng không thành hiện thực.
Trước Jiangsu Suning, hồi tháng 5/2020, Tianjin Tianhai - từng được dẫn bởi Fabio Cannavaro, Paulo Sousa; cũng như sở hữu Alexandre Pato - buộc phải giải thể.
"Những chú hổ Thiên Tân" bị chủ đầu tư Teda bỏ rơi. Các cầu thủ thừa nhận rằng "tình hình tài chính không tốt"là nguồn cơn của câu chuyện.
Tháng Hai 2021, chỉ ít ngày trước khi Jiangsu ngừng hoạt động, AFC cấm Shandong Luneng - một trong những CLB lớn và thành công nhất Chinese Super League - tham dự Champions League vì nợ lương cầu thủ.
Tính đến thời điểm Suning cắt toàn bộ các khoản đầu tư khiến Jiangsu ngừng hoạt động, có đến 16 CLB thuộc ba giải đấu hàng đầu Trung Quốc bị giáng hạng vì những lý do tương tự.
Tài khoản không bền vững
Sau khi Jiangsu Suning bị phá sản, theo truyền thông địa phương, ở thời điểm tháng 11/2021, có đến 11 trong số 16 CLB thuộc giải đấu hàng đầu Trung Quốc gặp khó khăn về tài chính.
Theo Tân Hoa Xã, năm 2018, chi tiêu trung bình hàng năm của mỗi CLB Chinese Super League là 140 triệu USD; mức tiêu quá cao so với mặt bằng chung.
Tân Hoa Xã chỉ ra rằng các khoản chi thiếu kiểm soát để mua sắm cầu thủ nước ngoài gây hệ lụy lớn. Hãng thông tấn nhấn mạnh, đã đến lúc phải "tôn trọng luật bóng đá và quy luật thị trường, nuôi dưỡng tài năng trẻ và làm việc lâu dài".
Sau cảnh báo của Tân Hoa Xã, bóng đá Trung Quốc được báo động bởi các hóa đơn không bền vững. Năm 2019, lợi nhuận của giải đấu là 124 triệu USD, trong khi chi tiêu lên đến 130 triệu USD.
Sự mất cân bằng đến từ những cuộc chi tiêu vài năm trước đó, khi các nhà đầu tư hùng mạnh muốn Trung Quốc trở thành cường quốc bóng đá châu Á vào năm 2030, cho đến 2050 là cường quốc bóng đá thế giới, như mục tiêu mà Chủ tịch Tập Cận Bình đề ra.
Theo dữ liệu của FIFA, năm 2016 là khoảng thời gian bóng đá Trung Quốc tốn kém nhất cho các bản hợp đồng đình đám, chủ yếu mua ngôi sao từ châu Âu.
Cụ thể, Hệ thống quản lý chuyển nhượng quốc tế của FIFA tiết lộ, chỉ trong vài năm, Trung Quốc đã nhân gấp 9 lần số tiền đầu tư vào các cầu thủ bóng đá từ các quốc gia khác, bắt đầu từ năm 2012.
Năm đó, các CLB Chinese Super League giải ngân 51 triệu USD. Năm 2016, họ đứng thứ 6 thế giới về giải VĐQG chi nhiều nhất cho cầu thủ nước ngoài, lên đến 451 triệu USD.
Hệ quả, chênh lệch giữa doanh thu từ bán cầu thủ nước ngoài và số tiền ký mới ở bóng đá Trung Quốc, giai đoạn 2012-2016, là mức -669 triệu USD.
Hồi tháng Hai 2017, Shanghai Shenhua - đội sở hữu Carlos Tevez, có kế hoạch lấy Wayne Rooney với tiền lương 1 triệu USD mỗi tuần. Tuy nhiên, MU từ chối chuyển nhượngvà đến mùa hè cùng năm tiền đạo này trở lại Everton thi đấu.
Thói quen xấu và tác động từ đại dịch
Các khoản chi không kiểm soát tạo nên sự mất cân bằng tài chính. Mức lương bị thổi phồng gây nên các khoản nợ. "Mức lương trung bình của các cầu thủ giỏi nhất của chúng tôi cao gấp 5,8 lần so với các vận động viên ở giải Nhật Bản, và 11,6 lần so với giải Hàn Quốc", Chen Xuyuan, vị chủ tịch đang bị điều tra của LĐBĐ Trung Quốc than thở tháng 12/2020.
Ông Chen Xuyuan bày tỏ: "Đây là những con số đáng báo động, tại sao chúng ta vẫn chưa tỉnh lại?".
Trong một bình luận, Tân Hoa Xã thừa nhận rằng việc đầu tư vào các cầu thủ "mang đến cho người hâm mộ những trận đấu thú vị hơn để xem, nhưng điều đó lại gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng". Việc tăng lương "trở thành gánh nặng cho các CLB".
Hãng thông tấn Trung Quốc lưu ý rằng việc thiếu lợi nhuận dẫn đến mất cân bằng tài chính.
Trên thực tế, trước các cuộc mua sắm bạo tay, Trung Quốc đưa ra các chính sách về thuế và giới hạn tiền lương kể từ năm 2017. Đặc biệt, các khoản chuyển nhượng cao bị đánh thuế đến 100%.
Nhưng thói quen chi tiêu trong quá khứ đã khiến các đội lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.
Thêm vào đó, tác động từ đại dịch Covid-19 giáng những đòn mạnh và các CLB và một số chủ sở hữu, khiến mọi thứ thêm trầm trọng hơn.
Ví dụ, trước dịch, Jiangsu Suning luôn đón trung bình 27.000 khán giả đến sân nhà xem đội thi đấu, chưa tính các cuộc thư hùng ở AFC Champions League. Covid-19 khiến mọi thứ đình trệ và Suning quyết định thoái hóa vốn.
Không lâu trước đến thời hạn mục tiêu trở thành cường quốc châu lục, năm 2030, bóng đá Trung Quốc đang phải xây dựng lại từ đầu.