Từ Australia,àmgiảngviênđạihọccaođẳngNghềnhiềuáplựtỷ lệ bóng đá đêm nay TS Lê Minh Toàn gửi đến VietNamNet bài viết "Nâng tầm đại học Việt Nam: Liệu có là ước mơ xa vời?" nêu vấn đề từ những diễn biến thời sự của giáo dục đại học nước nhà.
Dưới đây là nội dung bài viết.
Ảnh có tính chất minh họa (Nguồn: Web ĐH Tiền Giang) |
Phần 1. Làm giảng viên đại học, cao đẳng: Nghề nhiều áp lực
Việc Bộ GD-ĐT nâng chuẩn khi đào tạo TS, lương thấp, nhiều áp lực trong các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học (NCKH) đang tạo lên những áp lực đối với đội ngũ giảng viên ĐH, CĐ tại Việt Nam hiện nay trong bối cảnh "bội thực" việc công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư và việc không có trường ĐH của Việt Nam nào nằm trong bảng xếp hạng 350 trường ĐH tốt nhất châu Á.
Thiếu và yếu
Cuối tháng 12/2017, Bộ GD-ĐT công bố số liệu về đội ngũ giảng viên (GV) cơ hữu thiếu chuẩn của nhiều trường đại học. Trong hơn 200 trường đại học được công bố, hầu hết các trường đều tồn tại GV không đủ chuẩn trình độ (theo quy định là từ thạc sĩ trở lên, trừ một số ngành đặc thù).
Thống kê cho thấy, các năm học từ 2016 đến 2018, số lượng GV trong các cơ sở giáo dục đại học là 72.792 người, tăng 3.201 người so với năm 2015-2016. Trong đó, số lượng GV có trình độ tiến sĩ là 16.514 người (chiếm 22,7%). Tỉ lệ này còn chưa đạt mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 14 của Chính phủ về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 (mục tiêu đến năm 2020, tỉ lệ GV có trình độ tiến sĩ ít nhất đạt 35%).
Dù thiếu và yếu về chất lượng, nhưng GV ĐH, CĐ phải là những người yêu nghề và gắn bó với nghề; bởi lẽ không có đâu như ở Việt Nam khi bậc lương khởi điểm cho GV ĐH, CĐ bất kể xuất phát điểm của trình độ đào tạo. Mức lương cơ sở được cho là khá thấp, không khuyến khích và thu hút được người có tài vào làm việc tại các cơ sở giáo dục. Hệ thống thang, bảng lương hiện hành không phù họp với Luật Giáo dục ĐH và một số văn bản hướng dẫn thi hành.
Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ thống thang, bảng lương giống nhau cho những công việc khác nhau không còn phù hợp với quy định vị trí việc làm hiện nay. Việc xếp chung một hạng viên chức (như hiện hành) sẽ khó thu hút người có tài năng, tâm huyết vào những vị trí việc làm quan trọng.
Bộ GD-ĐT đánh giá, tỷ lệ GV có chức danh GS, PGS và trình độ TS trong toàn hệ thống vẫn ở mức thấp, đặc biệt là tỷ lệ GV có trình độ TS của các trường CĐSP (chiếm khoảng 3,4%).
Chất lượng đội ngũ GV vẫn còn là dấu hỏi lớn khi nhiều người không có đề tài nghiên cứu, chưa có bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế... Số lượng GV cơ hữu của các trường ngoài công lập vẫn còn thiếu (15.158 người chiếm khoảng 20% tổng số giảng viên trong toàn quốc) và đã ở độ tuổi cao...
Nguyên nhân của vấn đề nêu trên là do việc nâng bậc lương chủ yếu dựa vào thâm niên công tác, chưa chú trọng kết quả công việc. Các cơ sở giáo dục không thể xếp lương cho một cá nhân có trình độ tiến sĩ quá hệ số 3,00 (tương đương khoảng 4 triệu đồng/tháng) khi tuyển dụng.
Việc nâng hạng, nâng bậc lương còn dẫn đến hiện tượng cào bằng. Các cơ sở giáo dục không thể thực hiện chế độ khuyến khích, thu hút người có tài, có trình độ cao đến làm việc nếu vẫn tiếp tục bị "áp" cơ chế tiền lương, thang bảng lương hiện hành.
Bộ GD-ĐT đã kiến nghị Chính phủ xây dựng hệ thống thang, bảng lương riêng được xác định theo các vị trí việc làm, trả lương trên cơ sở mức độ phức tạp và chất lượng hiệu quả của công việc. Theo đó, lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, tăng lương là một chuyện, còn tìm ra nguồn để tăng không lại là chuyện khác nhất là trong bối cảnh ngân sách như hiện nay.
Nhiều áp lực
Lương thấp, nhưng áp lực của yêu cầu về giảng dạy và NCKH cũng đang đè nặng. Thông tư số 47 quy định chế độ làm việc như sau: "Tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên trong một năm học để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác trong nhà trường là 1760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định".
Căn cứ quy định cụ thể về việc thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ để quy ra tổng quỹ thời gian làm việc của GV trong một năm học là 1.760 giờ (giờ hành chính). Trong một năm học, mỗi giảng viên đều phải thực hiện nhiệm vụ: giảng dạy (270 giờ chuẩn, trong đó, giờ chuẩn trực tiếp trên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định), NCKH (ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học), học tập bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác trong nhà trường với tổng quỹ thời gian làm việc trong một năm học là 1.760 giờ.
Thực tế tại các trường, tình trạng GV ở mọi cấp độ và trình độ phải dạy ghép lớp (2-3 lớp với sĩ số từ 150-300 sinh viên) cho các môn học của mình là phổ biến (nhất là các môn học cơ bản thuộc học kỳ 1-2 năm học thứ 1-2).
Quy đổi ra giờ chuẩn (Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014) |
Áp lực bủa vây các thầy cô lên lớp ngay những buổi học đầu tiên với xoay vòng: điểm danh, giảng dạy, thảo luận, kiểm tra giữa kỳ, ôn tập, ra đề thi, coi thi, chấm thi hết môn, ra đề thi lại, chấm thi lại, giải quyết các thắc mắc và khiếu nại của sinh viên.
Nhiều trường, học viện còn "sáng tạo" ra những cách thức quản lý GV của mình bằng việc chia nhỏ các kíp giảng ra thành 2-3 tiết giảng/buổi học khiến cho các môn học kéo dài thành từ 10-15 buổi/môn học/học kỳ (kéo dài khoảng 3 tháng). Thêm vào đó, GV thường phải "gánh" khối lượng giảng dạy gấp từ 1,5 - 2 lần, thậm chí 3 lần định mức quy định.
Về thu nhập thêm, bổ sung tại nhiều trường số tiền trả cho mỗi giờ vượt này cũng chỉ dao động từ 30.000 - 60.000 VNĐ/giờ tùy theo trình độ và hệ đào tạo. Như vậy, GV trình độ Ths, Ts giảng dạy vượt 200% định mức giảng dạy chuẩn theo quy định thì cũng chỉ tạo ra thu nhập thêm dao động từ 8,1 triệu đến 16,2 triệu đồng/năm học (tương đương với 675.000 đồng/tháng đến 1,35 triệu đồng/tháng thu nhập thêm). Để có thêm số tiền giảng vượt giờ này, GV sẽ phải vắt kiệt sức trong suốt cả học kỳ và năm học của mình; không còn sức đâu mà "chân trong, chân ngoài" đi dạy thêm.
Về hoạt động NCKH, nhiều nơi đã sáng tạo ra cách tính toán định mức giờ chuẩn và giờ NCKH bằng cách quy đổi định mức quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47 theo công thức: 1 giờ chuẩn tương đương 1 giờ hành chính.
Chính cách hiểu sai này đã gây nhiều thắc mắc cho các GV, đến độ Bộ GD-ĐT phải giải đáp lại vấn đề này trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ rằng: Nghiên cứu để tính ra định mức giờ chuẩn cho thấy: 3,3 giờ hành chính ≈ 1 giờ chuẩn.
Theo đó, 270 giờ chuẩn ≈ 900 giờ làm việc hành chính (nhiệm vụ giảng dạy chiếm khoảng 50% tổng quỹ thời gian làm việc); quỹ thời gian làm việc trong năm học để làm nhiệm vụ NCKH ≈ 586 giờ hành chính (1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học) và kết quả thực hiện nhiệm vụ NCKH được công bố bằng sản phẩm cụ thể theo quy định.
Như vậy, không thể coi 1 giờ chuẩn tương đương 1 giờ hành chính. Nhiệm vụ giảng dạy và NCKH là 2 nhiệm vụ chính và bắt buộc đối với mỗi GV; mỗi GV đều phải thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ nói trên. Do đó, Thông tư 47 không có hướng dẫn quy đổi từ NCKH ra giờ chuẩn và ngược lại. Trong năm học, GV hoàn thành định mức quy định 270 giờ chuẩn, đồng thời đã hoàn thành các nhiệm vụ về NCKH học tập bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác trong nhà trường được coi đã hoàn thành định mức thời gian làm việc trong một năm học là 1.760 giờ (tương đương với việc thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ).
Tuy nhiên, chính quy định tính toán kiểu "cào bằng" yêu cầu về giờ NCKH (về mặt bản chất là nhằm nâng cao chất lượng giảng viên, hoạt động giảng dạy, nâng hạng trường…) đối với GV lại tạo điều kiện cho các trường tiếp tục "sáng tạo" ra cách thức nhằm bớt xén số giờ giảng dạy vượt giờ của GV bằng việc tính toán chuyển đổi giờ NCKH còn thiếu (nhất là các GV giảng dạy các môn khoc học cơ bản rất khó thực hiện định mức giờ chuẩn NCKH theo năm) trừ vào số giờ giảng dạy vượt giờ.
Như vậy, GV ngoài áp lực phải dạy đủ số giờ quy định còn phải dạy vượt khối lượng giảng dạy (do thiếu GV và trường cũng không muốn tuyển thêm do chỉ tiêu hạn chế hoặc đơn giản là không muốn tuyển thêm vì sợ "ăn" vào quỹ lương và phúc lợi) để còn trừ vào số giờ NCKH thiếu (do không có thời gian thực hiện hoặc không thể thực hiện được do tính chất của môn học).
Ngoài ra, quy định bắt buộc các GV phải đáp ứng chuẩn ngoại ngữ (ví dụ tiếng Anh) theo khung tham chiếu Châu Âu cũng vô hình trung tạo ra tâm lý đối phó bằng việc học và thi bên ngoài, bất kể chất lượng thực tế ra sao.
Việc tính toán định mức NCKH thông qua việc phải có các bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí có phản biện (trong và ngoài nước) hoặc không có phản biện làm tiêu chí đánh giá năng lực GV cũng đặt ra nhiều áp lực lên GV hiện nay.
Với số lượng GV đông đảo trong khi số lượng tạp chí thì ít, khiến cho các tạp chí này đã quá tải do phải nhận một lượng bài gửi rất lớn từ các GV gửi đến (bao gồm cả những bài của các GV có nhu cầu được phong học hàm PGS, GS, các NCS chuẩn bị bảo vệ, các Ths chuẩn bị thi NCS). Một số tạp chí cũng "tranh thủ" bằng việc tăng số trang, tăng chuyên mục (ví dụ: Nghiên cứu khoa học; Nghiên cứu- Trao đổi) và tiến hành thu phí đăng bài (mức 2-3 triệu/bài viết) với lý do hỗ trợ in ấn, biên tập.
Nhiều trường, học viện đối phó việc hoàn thành NCKH của GV trường mình bằng việc xuất bản các chuyên san, tập san, tạp chí nội bộ. Hệ quả nhãn tiền là chất lượng NCKH không tăng lên, tâm lý đối phó là chính.
Với những phân tích ở trên, có thể thấy rằng các GV cứ quanh quẩn mãi trong cái vòng luẩn quẩn của việc: giảng dạy, không có thời gian dành cho NCKH, bị khấu trừ, lấy giờ dạy vượt giờ bù lại, lại mệt mài giảng, học tập tiếp để nâng cao trình độ, thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ....
Hậu quả nhãn tiền là sức khỏe GV suy giảm, tình trạng chảy máu chất xám với sự dứt áo ra đi của đội ngũ GV có tâm huyết và trình độ (di chuyển đến trường coi trọng GV hoặc ra làm ngoài), hoạt động NCKH và chất lượng giảng dạy của các trường không được nâng lên và đương nhiên, xếp hạng Châu Á hay thế giới đang trở lên là ước mơ xa vời vợi của mỗi trường ĐH, CĐ ở Việt Nam hiện nay.
XEM TIẾP
TS Lê Minh Toàn
Ngoài chính sách trải thảm đỏ, trả lương cao, nhiều trường đại học đang tích cực tạo điều kiện cho giảng viên đi học lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ.