Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >World Cup >Tranh cãi đề xuất bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn_xếp hạng 2 đức

Tranh cãi đề xuất bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn_xếp hạng 2 đức

2025-01-12 21:05:37 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:La liga View:903lượt xem

Đề xuất cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ,ãiđềxuấtbỏkhẩuhiệuTiênhọclễhậuhọcvăxếp hạng 2 đức hậu học văn" được GS Trần Ngọc Thêm nêu trong tham luận phát biểu tại Hội thảo giáo dục 2021 với chủ đề “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 21/11.

Cụ thể, GS Thêm đề xuất cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo,... Chừng nào còn đề cao chữ "Lễ" để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển.

GS Thêm là tác giả của nhiều công trình, cuốn sách nghiên cứu về văn hóa và hệ giá trị Việt Nam. Trong đó, cuốn sách "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của ông là giáo trình cơ bản với rất nhiều thế hệ sinh viên theo học các ngành khoa học xã hội.

{keywords}
Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp (Hà Nội) cho rằng Khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" đã hoàn thành sứ mệnh trong giai đoạn phát triển của đất nước, của ngành giáo dục. Và giờ, cần cân nhắc kỹ khi sử dụng trong các nhà trường bởi một vài lý do.

“Ngôn từ của khẩu hiệu hay triết lý cần hiện đại, đơn giản và bớt nho giáo hơn để học sinh dễ dàng hiểu được. Để phân tích kỹ khẩu hiệu trên cần có nền tảng kiến thức nho giáo ở mức khá cao mới có thể truyền đạt đến cho học sinh hiểu được. Tôi tin rằng, sẽ có nhiều học sinh hiểu chữ "Văn" trong khẩu hiệu trên là môn "Ngữ văn" hiện nay.

Giáo dục đổi mới, cần những tư duy và cách truyền kiến thức cho học sinh một cách sáng tạo, đa dạng hơn. Không nhất thiết là đầu tiên khi học tập là cứ phải học "Lễ". Khi học sinh có nền tảng văn hoá, tri thức thì chữ "Lễ" đương nhiên sẽ được thực hiện ở "mức độ vận dụng và vận dụng cao.

Thế giới vận động từng ngày, các triết lý giáo dục, các khẩu hiệu cũng phải thay đổi. Với những năng lực, phẩm chất cần đạt của học sinh do Bộ GD-ĐT hướng tới, nếu học sinh được học tập một cách nghiêm túc, sáng tạo bởi những phương pháp hiện đại thì theo tôi cũng không cần phải "Tiên học lễ" nữa”.

Ông Tùng cho hay, thực tế, trường mình cũng đã không treo khẩu hiệu này từ lâu.

“Việc bỏ khẩu hiệu này chỉ là giúp giáo viên không bị gò bó trong tư duy giáo dục cũ và hướng tới phương pháp giảng dạy hiện đại hơn, nhờ đó học sinh được rèn thêm tư duy phản biện và khi không bị gò bó quá trong khuôn phép, học sinh mới sáng tạo được”, ông Tùng nêu quan điểm.

{keywords}
Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Dù vậy, không nhiều ý kiến đồng tình với GS Trần Ngọc Thêm.

Một hiệu trưởng từng nhiều năm du học nước ngoài cho rằng: “Thực ra “Tiên học lễ, hậu học văn” không đơn thuần là một triết lý về giáo dục mà là một nét văn hóa của dân tộc. Việc này xuất phát trong từng gia đình Việt Nam, răn dạy từ khi đứa trẻ ở trong gia đình, chứ không phải chỉ ở trường học mới học, mới áp dụng. “Lễ” ở đây không phải chỉ là lễ nghĩa của người có vị thế thấp hơn với người có vị thế cao hơn, mà còn bao hàm cả đạo đức trong đó nữa. Đạo đức thì có giá trị phổ quát, bao gồm cả văn hóa của người Việt Nam trong đó”.

Theo vị hiệu trưởng này, ở nước ngoài, dù người ta không dùng khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” song ở trường cũng đề cao việc dạy dỗ về đạo đức như phải là một người trung thực, có kỷ luật, chấp hành luật pháp,...

“Ý của GS Thêm có thể cũng muốn nói đến việc cần phá vỡ truyền thống để thúc đẩy giáo dục phát triển. Nhưng dù muốn thúc đẩy phát triển ra sao đi chăng nữa, có những cái căn cốt của văn hóa, phổ quát chung của toàn thế giới thì không thể bỏ đi được”. 

Bà Cao Tố Nga, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) cũng đồng tình với quan điểm này: chữ "Lễ" không phải chỉ đối với người thầy, mà là học những lễ nghĩa chung, đề cao giáo dục đạo đức ứng xử trong xã hội,...

“Tôi nghĩ nếu đề xuất chấm dứt thì có phần hơi cực đoan. Bởi chữ Lễ ngày nay cũng không bó buộc theo quan niệm Nho giáo như ngày xưa nữa và cũng không đề cao quá mức vai trò của người thầy. Song sự tôn kính, tôn trọng và việc người thầy có tiếng nói với học trò vẫn rất cần thiết”, bà Nga nói.

Ngoài ra, 2 vị hiệu trưởng cũng nhận định, “Tiên học lễ, hậu học văn” cũng không hề làm mất đi tính phản biện hay sáng tạo của học sinh. 

PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục – Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, người thầy không chỉ là người truyền tải nội dung tri thức, mà quan trọng hơn khi trở thành nhà giáo dục, người truyền cảm hứng, gieo khát vọng cho học trò. 

“Tôi nghĩ “Lễ” là điều cần có nhưng cái phương thức để thể hiện các quy tắc ứng xử đó có thể sẽ khác đi. Nếu chỉ vì nghĩ câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” tập trung quá nhiều vào người thầy và giờ muốn tập trung vào học trò thì bỏ khẩu hiệu này đi thì tôi cho là hơi khiên cưỡng. Ở trong môi trường trường học, vẫn phải có những quy tắc, nguyên tắc ứng xử cho phù hợp với văn hóa Việt Nam. Cách thức có thể khác nhưng tôi nghĩ vẫn cần có khuôn khổ, tôn trọng người thầy. Ngoài ra, nhiệm vụ giáo dục không phải chỉ hình thành về mặt học thức mà còn cả nhân cách cho trẻ. Muốn hình thành nhân cách thì trẻ cũng cần phải biết kính trên nhường dưới, ứng xử đúng mực theo văn hóa, truyền thống,...”.

Vì thế, theo ông Nam không cần thiết phải bỏ khẩu hiệu mà giờ đây, điều quan trọng là người thầy cần bỏ tư tưởng là bề trên “cao vời vợi”, "là độc tôn đại diện cho tri thức”.

Thanh Hùng

Gọi dạ, bảo không vâng, đích thị bé hư?

Gọi dạ, bảo không vâng, đích thị bé hư?

Ngày bé, tôi thường véo von câu hát: “Có con chim vành khuyên nhỏ/Dáng trông thật ngoan ngoãn quá/Gọi dạ, bảo vâng, lễ phép ngoan nhất nhà”...

Tác Giả:Cúp C1
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái