Từ lúc phát hiện bị suy thận,áphụnghèobệnhthậnchămhaiconkẹtcứnggiữamùadịkq cup quoc gia y phải chạy thận định kỳ 3 lần/tuần, chị Đặng Thị Nguyệt bắt đầu "nghiệp" bán vé số dạo. Thời điểm ấy, con gái đầu của vợ chồng chị mới 6 tuổi. Chi phí chữa bệnh quá tốn kém khiến cuộc sống gia đình đảo lộn. Chồng chị Nguyệt phải nghỉ làm công nhân, theo người ta đi phụ hồ.
Hai vợ chồng đều là người xa xứ, vào Sài Gòn mong thoát khỏi kiếp nghèo, thế nhưng cuộc đời họ cứ mãi long đong. Khoảng tháng 8/2017, khi cậu con út chưa đầy 3 tháng tuổi, chị Nguyệt chết điếng khi nhận được hung tin, chồng chị gặp tai nạn nghiêm trọng, không qua khỏi.
Người mẹ bệnh tật lo sợ nếu không may mình chẳng còn, 2 đứa nhỏ sẽ bơ vơ không nơi nương tựa. |
“Ba mẹ con nằm trong căn phòng trọ trống hoác, đứa nhỏ khóc ngằn ngặt mà tâm trí tôi chẳng còn minh mẫn để dỗ dành”, chị nghẹn lòng nhớ lại.
Mất đi điểm tựa cả về kinh tế lẫn tinh thần, tài sản duy nhất chồng chị để lại là chiếc xe máy cà tàng đã cũ nát. Bởi vậy, dù đau khổ tột cùng lẫn bệnh tật giày vò, chị vẫn phải cố gắng nén lại để nuôi con.
Những ngày sau đó, người góa phụ địu theo con nhỏ, một tay dắt con lớn, một tay cầm tập vé số đi bán dọc các con đường từ nhà trọ đến chợ An Nhơn (Quận 12, TP.HCM). Thu nhập từ nghề bán vé số chẳng thể nào đủ để chị vừa nuôi con, vừa đóng tiền viện phí, rồi tiền phòng trọ. May nhờ có nhiều tấm lòng nhân ái thương 2 đứa nhỏ giúp đỡ mà mẹ con chị đủ sống qua ngày.
Thu Thảo, con gái đầu của chị học rất giỏi. 5 năm tiểu học, cô bé luôn dành được học bổng. Chị Nguyệt hy vọng, nếu con luôn không phải đóng học phí thì sẽ có cơ hội học đến nơi đến chốn. Thế nhưng khi lên lớp 6, con gái chị không nhận được những “ưu đãi” như trước nữa, người mẹ nghèo lắc đầu bất lực, còn cô bé ngơ ngác không hiểu vì sao mình không được tiếp tục đến trường.
Đối với con trai út mới 4 tuổi, chị Nguyệt chẳng có hy vọng đứa trẻ sẽ được học hành, bởi sức lực chị đã kiệt quệ, chẳng thể lo nổi.
Hai đứa trẻ hạnh phúc vì được ăn no sau những ngày chịu đói |
“Kẹt cứng” giữa mùa dịch
Người phụ nữ bất hạnh chua chát: “Chủ nhà vừa hỏi tiền phòng, vì mẹ con tôi còn đang nợ từ tháng trước, mà giờ tôi biết lấy cái gì để đóng. Vé số nghỉ bán rồi, đến ăn còn chưa lo nổi nữa”. Nghề bán vé số vốn bấp bênh, chưa kể trừ những ngày đi chạy thận, đợt nào quá mệt, chị lại nghỉ. Để có tiền trả tiền phòng, mỗi khi đi bán có tiền, chị lại trích ra khoảng 50 nghìn đồng để trả góp cho chủ nhà. Tiền phòng lẫn tiền điện nước mỗi tháng gần 2 triệu đồng, gần như lúc nào mẹ con chị cũng mang nợ 1-2 tháng.
Kể từ ngày thành phố giãn cách theo Chỉ thị 16, sau nhiều ngày ăn uống nhín bụng cầm hơi, vừa rồi, mẹ con chị được nhóm từ thiện cho 1 thùng mì tôm, 5 kg gạo, các con chị mới được bữa no.
“Nhìn chúng nó giành nhau ăn mì mà tôi nghẹn lại, thương cho những ngày các con phải chịu cảnh đói khát”, người mẹ cố kìm tiếng nấc.
Dù học rất giỏi nhưng vì mẹ không có tiền nên Thu Thảo đã phải bỏ lỡ một năm. Cô bé buồn tủi, chỉ mong sớm được đi học trở lại. |
Nói về bệnh tật của mình, chị ngần ngại, ngoài khoản viện phí để chạy thận, chị còn phải lo thêm chi phí xét nghiệm Covid-19. Mỗi lần là 238.000 đồng, một tháng hết khoảng 3 triệu đồng. Bởi chẳng có gì để mang lại nguồn thu nhập, chị chỉ biết trông đợi vào sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Đợt nào có tiền để đi xét nghiệm thì chị được chạy thận, nếu không có thì chị bỏ cữ.
Vốn còn mắc thêm bệnh đái tháo đường và thường xuyên bị thiếu máu, chị cũng không có tiền mua thuốc ngoài, cũng chẳng được truyền máu, có đợt khó thở, mệt mỏi đến ngất lịm. Chị lo sợ nếu lỡ may mình không còn, hai đứa nhỏ sẽ bơ vơ, nhất là con trai út mới 4 tuổi còn quá nhỏ dại. Nhưng trước mắt, chị Nguyệt chỉ mong các con không phải ôm cái bụng đói lép kẹp, trằn trọc trong giấc ngủ.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: