TheêmthôngtinvềkếhoạchđiềuquânNATOtớiUkraine bảng xếp hạng bđ anho tờ báo Mỹ, một số nhà thầu quân sự Mỹ đã có mặt tại Ukraine để sửa chữa các hệ thống vũ khí do Washington cung cấp. Ngoài ra, đối mặt với tình trạng thiếu binh sĩ, chính phủ Kiev đã đề nghị Mỹ và NATO "giúp đào tạo 150.000 tân binh" ngay trong lãnh thổ Ukraine để có thể điều các binh sĩ ra tiền tuyến nhanh hơn.
Cũng theo New York Times, động thái này “sẽ xóa mờ giới hạn đỏ trước đó”, và có thể khiến Mỹ và EU tham gia một cách “trực tiếp hơn vào xung đột” ở Ukraine. Mặc dù, Nhà Trắng đã công khai phản đối việc điều các huấn luyện viên tới Ukraine, nhưng hôm 16/5, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Charles Q. Brown Jr nhận định, điều này là không thể tránh khỏi.
Còn theo New York Times, một vấn đề nảy sinh khi triển khai các huấn luyện viên NATO tới Ukraine là Kiev phải chuyển lực lượng phòng không vốn đã khan hiếm ra khỏi vùng xung đột để bảo vệ khu vực các huấn luyện viên này có mặt khỏi những đợt không kích, và tấn công bằng tên lửa của Nga. Theo tờ báo, Mỹ sẽ bắt buộc phải bảo vệ cho mọi huấn luyện viên NATO ở trong lãnh thổ Ukraine khỏi bị tấn công, và điều này “có khả năng kéo Mỹ vào cuộc chiến”.
Ý tưởng điều động binh sĩ NATO tới hỗ trợ quân đội Ukraine lần đầu tiên được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề cập tới hồi tháng 2. Estonia và Lithuania cũng đã bày tỏ sự ủng hộ trong việc gửi huấn luyện viên, hoặc quân hỗ trợ tới giúp binh sĩ Ukraine làm nhiệm vụ chiến đấu.
Chia sẻ với New York Times, một quan chức Nhà Trắng giấu tên cho hay Nhà Trắng "kiên quyết" sẽ không đưa quân đội Mỹ tới Ukraine bao gồm cả huấn luyện viên. Mỹ cũng kêu gọi các đồng minh trong NATO hành động tương tự.
Tuy nhiên, Anh, Pháp và Đức được cho đang lên kế hoạch cử các nhà thầu bảo trì vũ khí tới vùng chiến sự Ukraine. Tờ New York Times nói thêm, mặc dù Mỹ đã cấm các nhà thầu quốc phòng đến Ukraine, nhưng “Bộ Ngoại giao Mỹ đã cho phép số lượng ít người tới Ukraine để xử lý các hệ thống vũ khí cụ thể như hệ thống phòng không Patriot”.
Các huyến luyện viên Mỹ từng tham gia chương trình huấn luyện của NATO tại Yavorov ở miền tây Ukraine, nhưng đã rút lui vào đầu năm 2022. Kể từ đó, Nga đã tấn công tên lửa vào cơ sở này nhiều lần.
NATO đã huấn luyện cho hàng chục nghìn binh sĩ Ukraine ở Đức, Ba Lan, Anh, và nhiều nơi khác. Tuy nhiên, chiến thuật của phương Tây tỏ ra kém hiệu quả trong cuộc phản công của Kiev vào mùa hè năm 2023. Tờ New York Times mô tả, xung đột ở Ukraine “khác xa và khốc liệt hơn nhiều so với những gì quân đội Mỹ đã chiến đấu trong những năm gần đây”.
Theo các quan chức quân sự Mỹ giấu tên, việc huấn luyện bên trong lãnh thổ Ukraine sẽ cho phép các huấn luyện viên Mỹ “thu thập thông tin nhanh hơn về những đổi mới đang diễn ra trên chiến tuyến ở Ukraine, và từ đó cho phép họ điều chỉnh chương trình huấn luyện”.