-Việc buộc học sinh vi phạm an toàn giao thông nghỉ học đang gây nhiều ýkiến tranh cãi. Giới luật sư cho rằng Sở GD-ĐT Hà Nội làm trái luật,ộchọcsinhnghỉhọcvìviphạmgiaothôngcóđúngluậxem tỷ lệ bóng đá hôm naytrong khi hiệu trưởng nhiều trường ủng hộ.
"Hơi nặng" hay xứng đáng?
Tình trạng học sinh đi xe máy điện, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm rất phổ biến.Ảnh: Phạm Hải |
Có mặt tại tại buổi tư vấn nghề nghiệp của trường sáng nay (12/3), khi chia sẻ với VietNamNet về quy định này, một số học sinh Trường THPT Marie Curie cho rằng "hơi nặng".
Theo Nguyễn Yến Nhi, học sinh lớp 10G3 thì "bấtkỳ ai cũng đã từng vi phạm luật giao thông. Nếu học sinh vi phạm nhữnglỗi nặng như gây ra tai nạn hoặc tái phạm nhiều lần thì mới nên bị hạhạnh kiểm. Chúng em đi học bằng xe buýt của trường, rất ít bạn tự đi xeđến trường nên việc vi phạm giao thông gần như không có”.
NguyễnTrường Giang, học sinh lớp 11I1 thì còn chưa biết đi xe đạp điện, cóviệc gì quan trọng thì bố mẹ đưa đi, nên thấy quy định này cũng khôngảnh hưởng gì đến mình. Cũng như Nhi, Giang nghĩ "quy định này có hơi nặng một chút".
CôTrần Minh Thuỳ, giáo viên môn toán, đồng tình ở khía cạnh "đưa vềtrường với lý do "nhà trường là môi trường mà học trò đôi khi vẫn sợ hơnlà bố mẹ".
Thế nhưng, nhìn tổng thể, cô Thùy quan niệm: "Giáodục là hướng tới những điều tốt đẹp, còn việc đuổi học thì giống như làdấu chấm hết. Ở lứa tuổi đang cần học hỏi, việc đuổi học không còn mangtính giáo dục nữa".
Trong khi đó, hiệu trưởng nhiều trường THPT đa phần ủng hộ quyết định này.
TrườngTHPT Phan Huy Chú đã làm việc này từ lâu. Cô hiệu trưởng Nguyễn ThịNhiếp chia sẻ "thấy học sinh có ý thức hơn trong chấp hành luật an toàngiao thông".
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức nhìn nhận: "Nếucác em vi phạm, dù được nhắc nhở, giáo dục thậm chí hạ hạnh kiểm mà vẫncố tình vi phạm thì nghỉ 1 tuần là xứng đáng để giáo dục các em có ýthức kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật".
Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ: "Hiệntượng học sinh chưa đủ tuổi vẫn lái môtô, xe gắn máy, đặc biệt khôngkhông đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, lạng lách rất phổ biến. Bên cạnhgiáo dục thì cũng cần yếu tố để răn đe, ngăn chặn. Không chỉ để học sinhchỉ xin tiền bố mẹ nộp phạt cho cảnh sát rồi đâu lại vào đó".
Văn bản của Sở GD-ĐT Hà Nội có trái luật?
"Cầntách bạch rạch ròi trách nhiệm của nhà trường và xã hội. Không thể đểhọc sinh cùng lúc phải chịu lần xử lí, điều chỉnh vì vi phạm giaothông" - luật sự Nguyễn Anh Thơm, Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh,Đoàn luật sư TP Hà Nội nêu ý kiến
Theo ông, "vi phạm luật an toàngiao thông thuộc lĩnh vực quản lí hành chính, chịu sự điều chỉnh củaLuật an toàn giao thông đường bộ. Học sinh vi phạm, nếu chưa đủ tuổi, bốmẹ giao xe cho cũng bị mời lên trao đổi, nhắc nhở, cảnh cáo, cũng nặngnề lắm rồi".
Còn học sinh vi phạm quy chế trong giờ học mới thuộc trách nhiệm xử lí của nhà trường.
Biên bản cảnh cáo với một HS lớp 7 điều khiển xe máy điện không đội mũ bảo hiểm.Ảnh: Phạm Hải |
Đếnthời điểm này, việc đánh giá khen thưởng của học sinh hiện đang thựchiện theo Thông tư 08/1988/TT của Bộ GD-ĐT và chưa có văn bản nào khácthay thế. Thông tư này không có quy định nào nói về việc buộc thôi họcvới học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
Do vậy, văn bản của Sở GD-ĐT Hà Nội cần phải được xem xét lại.
Trướcnhững phân tích nêu trên, sáng 12/3, VietNamNet đã tìm tới ông ĐồngNgọc Ba, Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản Quy phạm Pháp luật (Bộ Tưpháp).
Ông Ba cho biết: Cục phải có buổi làm việc trực tiếp với Sở GD-ĐT, các chuyên gia để nắm thông tin, xác minh cho chặt chẽ.
Tuy nhiên, sơ bộ xem xét, cá nhân ông Ba thấy rằng đây là văn bản hànhchính nhưng lại có yếu tố quy phạm. Ông cũng chưa tìm thấy nội dung vềviệc sở có thẩm quyền ra văn bản có những quy định như vậy.
Cha mẹ nêu gương, nhà trường khơi gợi
Luật sư Nguyễn Anh Thơm nêu câu hỏi: "Kỉluật liệu có phải là cách hay để nâng cao ý thức học sinh trong chấphành luật an toàn giao thông, trong khi công chức nhà nước, người lớncũng vi phạm giao thông nhan nhản"?
Trong thực tế, trước khiSở GD-ĐT Hà Nội "đánh mạnh" vào chuyện này với quy định có thể buộc thôihọc, thì các trường THPT đã có nhiều cách giải quyết khác nhau.
Chẳnghạn, Trường THPT Phan Huy Chú nhấn vào "ý thức tập thể". Hàng tháng,nếu học sinh vi phạm luật an toàn giao thông thì không chỉ em đó bị xửlí mà lớp đó tháng đó bị cắt thi đua, giáo viên bị cắt thi đua. Một emvi phạm, tập thể cũng phải chịu trách nhiệm. Mục tiêu của cách giáo dụcnày là "mọi người phải cùng nhắc nhở để giúp bạn cùng tiến bộ".
Còn Trường THPT Việt Đức đang thiên về việc giáo dục cho các em thông qua lao động công ích hơn là kỉ luật.
Trong khi đó, ở một trường có đặc thù "học sinh có cá tính" như THPT Đinh Tiên Hoàng thì thầy hiệu trưởng nhìn nhận: "Việckỷ luật, hạ hạnh kiểm hay cho lao động công ích đã thực hiện mãi, nhưngkhông có tác dụng. Do đó, biện pháp đình chỉ học dài ngày, gia đình,nhà trường giám sát, sẽ khiến học sinh cảm thấy mình thiệt thòi so vớicác bạn, từ đó có ý thức tôn trọng luật pháp hơn".
Để giải quyết "gốc" của câu chuyện phạm luật, ông Nguyễn Quốc Bình, nhìn nhận ở góc độ "sự noi gương" của các bậc phụ huynh:
"Bảnthân cha mẹ cũng cần nhìn lại mình. Nếu không giao xe máy cho con đếntrường khi chưa đủ tuổi lái xe cũng như chưa có bằng lái xe thì con sẽkhông phạm luật. Các em đi xe đạp điện nhưng bố mẹ không quên mua mũ bảohiểm cho con thì chắc chắn con không đầu trần đến trường".
Côgiáo Minh Thùy làm chủ nhiệm của lớp có 100% học sinh đi xe buýt - hiếm khi chứng kiến cảnh HS của mình vi phạm luật giao thông - chia sẻ:
"Chỉkhi nào tái phạm nhiều lần đến mức không thể giáo dục được nữa thì mớinên dùng đến dấu chấm hết. Chúng ta vẫn nên hướng tới sự cải thiện đểcó những điều tốt đẹp hơn".