Tranh cãi "nghỉ phép nguyệt san"
Chính sách "nghỉ phép nguyệt san" được đưa ra vào đầu tháng 11 tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc),Đượcquotnghỉphépnguyệtsanquotnhưngcầngiấybácsĩnữnhânviêngiấunhẹkèo nhà cái88 cho phép lao động nữ khi bị đau bụng kinh nguyệt dữ dội (có giấy xác nhận của bác sĩ) được nghỉ hai ngày trong chu kỳ sinh lý.
Đây là một phần trong nỗ lực tăng cường bảo vệ nhân viên nữ, đồng thời khuyến khích người sử dụng lao động cung cấp các chế độ phúc lợi bổ sung, như phụ cấp băng vệ sinh trị giá ít nhất 35 nhân dân tệ (hơn 120.000 đồng) hoặc các sản phẩm tương đương.
Chủ đề "nghỉ phép nguyệt san" đã thu hút hơn 100 triệu lượt xem, gây tranh cãi dữ dội trên mạng xã hội về khoảng cách của chính sách và thực tiễn.
Nhiều phụ nữ bày tỏ ngạc nhiên, nói chưa từng nghe đến chế độ nghỉ phép trong kỳ kinh nguyệt. Trong khi những người khác bị rào cản về thủ tục, chẳng hạn yêu cầu phải có giấy của bác sĩ và nỗi sợ bị kỳ thị tại nơi làm việc.
Chế độ "nghỉ phép nguyệt san" đã có từ những năm 1990 tại Trung Quốc, nhưng ít được biết đến và áp dụng không đồng đều.
Trong các ngành công nghiệp cạnh tranh, nơi mà việc nghỉ phép thường bị phản đối, nhiều phụ nữ ngần ngại nộp đơn vì lo ngại điều đó có thể gây hại cho triển vọng nghề nghiệp.
Vấn đề kinh nguyệt thường được xem là chuyện riêng tư, nhiều phụ nữ chấp nhận chịu đựng trong im lặng. Một số người phải dùng thuốc giảm đau để vượt qua ngày làm việc hoặc dùng ngày phép hàng năm để nghỉ ngơi.
Zoey Zhang, 27 tuổi, làm việc trong ngành công nghệ Internet tại Thâm Quyến (Trung Quốc), chưa bao giờ sử dụng phúc lợi này. Cô thấy yêu cầu phải có chẩn đoán của bác sĩ là điều không thực tế.
"Làm sao tôi có thể đến bệnh viện khi tôi đang đau đớn, đến bệnh viện để làm gì khi tôi đã đỡ hơn và có thể ra khỏi nhà? Những yêu cầu này không thực tế khiến chính sách này chỉ tồn tại trên giấy tờ", cô nói.
Theo Zhang, văn hóa cạnh tranh tại nơi làm việc khiến cô không dám nghỉ phép hàng năm, chứ chưa nói đến "nghỉ phép nguyệt san".
Cô lo ngại những chính sách này có thể phản tác dụng, tạo thêm lý do để người sử dụng lao động phân biệt đối xử với nhân viên nữ trong bối cảnh tình trạng sa thải diễn ra phổ biến.
Làm thế nào để "nghỉ phép kinh nguyệt" thiết thực và khả thi?
Nền tảng của chính sách "nghỉ phép kinh nguyệt" đã được thiết lập từ năm 1993, đến nay một số thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải và các tỉnh như Thiểm Tây, Giang Tô đã ban hành chính sách tương tự.
Tuy nhiên, chính sách này sớm bộc lộ những hạn chế về quyền lợi đối với phụ nữ làm những công việc đòi hỏi thể lực và yêu cầu chứng nhận y tế để đủ điều kiện.
Đau bụng kinh phổ biến với hơn một nửa số phụ nữ trong kỳ "rụng dâu" cảm thấy khó chịu trong một hoặc hai ngày mỗi tháng.
Báo cáo năm 2021 về sức khỏe phụ nữ Trung Quốc cho thấy 1/3 phụ nữ phải chịu đựng cơn đau vừa phải, trong khi 10% phải chịu cơn đau dữ dội ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Cece Zhang, doanh nhân ở Thượng Hải, người thúc đẩy chế độ "nghỉ phép nguyệt san", cho biết định kiến xã hội về kinh nguyệt thường khiến phụ nữ ngần ngại giải quyết nhu cầu của mình.
"Một số phụ nữ vẫn cảm thấy xấu hổ về một điều cơ bản như mang băng vệ sinh đến nơi công cộng", cô nói.
Cece nhấn mạnh, việc nâng cao nhận thức là một thách thức lớn, vì nhiều người lao động không biết đến quyền lợi của mình.
Cô bắt đầu thảo luận về chế độ "nghỉ phép nguyệt san" trong quá trình tuyển dụng, nhưng ngay cả khi đó, một số người vẫn ngần ngại sử dụng chế độ này. Họ cảm thấy không cần thiết hoặc không chắc chắn khi nào thì dùng ngày phép.
Trong khi đó, Gen Z được cho là những nhân viên tự tin hơn với việc sử dụng chính sách phúc lợi này.
Zhang Xue, luật sư công ty luật Yingke Bắc Kinh, cho hay nhiều nhà tuyển dụng lo ngại sử dụng chính sách sai mục đích và chi phí lao động tăng cao cản trở việc áp dụng "nghỉ phép nguyệt san".
Một nhà tuyển dụng chia sẻ với truyền thông địa phương rằng việc cho phép nhân viên nữ nghỉ 2 ngày mỗi tháng vì đau bụng kinh có thể cộng dồn lên đến 24 ngày một năm. Điều này tạo ra khoảng cách lao động đáng kể nếu nhiều nhân viên nghỉ cùng lúc.
"Nhân viên nữ thường đã cần thời gian nghỉ để sinh con, rồi có thể là khi sinh đứa con thứ hai. Việc thêm chế độ nghỉ phép chu kỳ hàng tháng chỉ làm tăng chi phí lao động, khiến các công ty ưu tiên tuyển dụng nhân viên nam", người này nói thêm.
Luật sư Zhang Xue khẳng định để giải quyết những thách thức này đòi hỏi nỗ lực phối hợp. Chính phủ cần hoàn thiện luật pháp và tăng cường giám sát để "nghỉ phép nguyệt san" trở nên thiết thực và khả thi.
"Người sử dụng lao động nên hỗ trợ nhu cầu của nhân viên nữ, trong khi xã hội phải nỗ lực xóa bỏ định kiến và thúc đẩy sự tôn trọng quyền của phụ nữ", luật sư Zhang nói.
Trong bối cảnh nhận thức xã hội ngày càng tăng, một số người sử dụng lao động đang thực hiện các bước sáng tạo để giải quyết vấn đề này.
Guan Qing'ao, 26 tuổi, làm việc tại Bắc Kinh, đã từng trải qua cơn đau bụng kinh nguyệt dữ dội khiến cô quằn quại trong đau đớn tại nơi làm việc, buồn nôn, chóng mặt và nôn ói. Cuối cùng, các đồng nghiệp đã phải đưa cô đến bệnh viện.
Cuộc khủng hoảng này đã thúc đẩy công ty của Guan áp dụng chế độ "nghỉ phép nguyệt san", cho phép nhân viên nữ nghỉ một ngày bằng cách gửi ảnh chụp màn hình từ ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của họ.
Quy trình này ưu tiên quyền riêng tư, với các yêu cầu được xử lý bảo mật bởi bộ phận hành chính.
"Mọi người đều vui mừng, cảm giác như một vấn đề không thể nói ra, cuối cùng đã được giải quyết trực tiếp", cô nói.
Theo Guan, kinh nguyệt là một quá trình sinh học tự nhiên, giống như ăn uống hay ngủ nghỉ. Vấn đề này xứng đáng được thảo luận cởi mở và có giải pháp mang tính hệ thống.
"Quyết định của công ty giúp chúng tôi cảm thấy thực sự được hỗ trợ và tôn trọng", nữ nhân viên bày tỏ.