TheầntỷUSDvốnngoạiđổvàoĐồtỷ lệ bóngo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai (DIZA), lũy kế đến nay, tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh có hơn 1.200 dự án FDI còn hiệu lực. Trong đó, số vốn FDI được giải ngân trên địa bàn tỉnh đạt gần 19 tỷ USD, chiếm gần 77% trong tổng vốn hơn 23 tỷ USD được đăng ký.
Vốn ngoại tăng tốc, tỷ USD chảy vào địa ốc
Tỷ USD vốn ngoại chờ đổ vào bất động sản Việt Nam
Ưu tiên công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm, Đồng Nai thu hút được hơn 1,7 tỷ USD vốn FDI. Điểm mạnh trong chính sách thu hút vốn FDI những năm gần đây của tỉnh là ngoài thu hút các tập đoàn lớn, các dự án có vốn đầu tư lớn, thì Đồng Nai còn chú trọng mời gọi các doanh nghiệp có vốn đầu tư trung bình, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao.
Phó trưởng ban DIZA Mai Văn Nhơn cho biết, trước đây, do nhu cầu giải quyết việc làm nên khi cấp phép đầu tư, doanh nghiệp sử dụng trên 5.000 lao động sẽ được tỉnh ưu tiên. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỉnh không ưu ái cho những dự án cần nhiều lao động nhưng sử dụng công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường.
Gần 19 tỷ USD vốn ngoại đổ vào Đồng Nai |
Thay vào đó, với chủ trương “nâng chất” thu hút đầu tư, Đồng Nai ưu tiên các dự án công nghệ cao. Các dự án này, dù không tạo ra nhiều việc làm nhưng công nghệ cũng như thiết bị máy móc phục vụ sản xuất phải bảo đảm tiêu chí tiên tiến, hiện đại. Từ năm 2014 đến nay, Đồng Nai đã thu hút được 108 dự án có mục tiêu hoạt động mang tính chất kỹ thuật cao. Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, tỷ lệ các dự án có tính kỹ thuật cao tăng theo từng năm. Theo ông Nhơn, đây cũng là hướng thu hút đầu tư phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Cùng với các dự án công nghệ cao, nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cũng được Đồng Nai ưu tiên thu hút. Theo đó, tỉnh đã thu hút được 160 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ với số vốn gần 2 tỷ USD trong khoảng 5 năm qua.
Theo lãnh đạo DIZA, việc chuyển hướng thu hút đầu tư từ các dự án sử dụng đông lao động nhưng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường sang các dự án sử dụng công nghệ cao đã giúp Đồng Nai tối ưu hóa dòng vốn FDI.
Siết tình trạng “xí” đất để dành
Bên cạnh chọn lọc công nghệ khi thu hút đầu tư, hiện Đồng Nai cũng đang “siết” diện tích đất cho thuê tại các KCN. Điều này nhằm hạn chế tình trạng một số doanh nghiệp không có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, nhưng thuê diện tích đất lớn rồi chỉ sử dụng một ít đất xây nhà xưởng, số còn lại để dành. Trong khi đó, các doanh nghiệp thực sự có nhu cầu lại không có đất để mở rộng sản xuất.
Theo ông Nhơn, “siết” diện tích đất cho thuê là việc làm phù hợp bởi diện tích đất cho thuê tại các KCN trên địa bàn tỉnh đang ngày càng thu hẹp. Cụ thể, hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 32 KCN được thành lập với tổng diện tích đất hơn 10.000 ha, trong đó, đã có 31 KCN đi vào hoạt động. Với các KCN đã đi vào hoạt động, hiện đã có hơn 5.000 ha đất được cho thuê, tương đương hơn 76% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê. Do đó, mỗi dự án khi thẩm định, DIZA đều lấy số vốn đăng ký đầu tư so sánh với các dự án cùng ngành nghề, công suất để tính toán diện tích đất phù hợp có thể cho thuê.
“Trong quá trình thẩm định hồ sơ dự án, nếu nhà đầu tư thuê nhiều đất, nhưng không có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh trong tương lai, thì tỉnh sẽ cắt giảm diện tích, dành đất cho các dự án khác”, ông Nhơn cho biết.
Mạnh Đức - Khắc Thành (tổng hợp)
Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) TP.HCM thu hút được tăng 70% so với cùng kỳ. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nhiều nhất (47,6%).