Cô Trần Thị Thuý (Trường THPT Đức Hợp,ầnxuấtngoạicủacôgiáotrườnglàngĐểcócáinhìnđachiềuhơsố liệu thống kê về fc köln gặp vfl bochum Kim Động, Hưng Yên) được bầu chọn là 1 trong 50 giáo viên xuất sắc toàn cầu. |
Sau hơn 2 năm bắt đầu xuất hiện trên các trang viết về giáo dục, cô giáo Trần Thị Thuý (giáo viên tiếng Anh Trường THPT Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) ngày một tiến xa hơn ra thế giới để rồi trở về với cái nhìn sâu sắc hơn ngay trên chính lớp học quê nhà.
Cô Thuý giờ đây đã trở thành một gương mặt quen thuộc không chỉ trong cộng đồng giáo viên đổi mới, sáng tạo ở Việt Nam mà còn gây ấn tượng với nhiều bạn bè quốc tế.
Sau chuyến đi Canada tham dự Diễn đàn giáo dục toàn cầu vào năm 2017, “cô giáo trường làng” trở về và cân bằng lại một số thứ.
“Lúc đầu, tôi nghĩ rằng công nghệ có thể giải quyết được nhiều thứ, nhưng sau khi đi và biết nhiều hơn, tôi nhận ra người giáo viên cần cân đối giữa công nghệ với phương pháp dạy học”.
Cô Thuý rút ra một nhận định rằng, có rất nhiều thứ hay ho, mới mẻ mà mình có thể áp dụng được nhưng phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, vào khả năng của học sinh để điều chỉnh cách dạy, cũng như công cụ giảng dạy sao cho phù hợp mà học sinh vẫn thấy hứng thú.
“Nói là không dùng công nghệ nữa thì không đúng, nhưng mình sẽ sử dụng nó một cách có chiều sâu hơn”.
Miệt mài với những sáng tạo và đổi mới với học sinh Đức Hợp, cô Thuý cũng tích cực chia sẻ và cập nhật kiến thức trên các cộng đồng giáo viên đổi mới, sáng tạo. Đầu năm 2019, cô giáo trẻ lại được tổ chức giáo dục Varkey Foundation bầu chọn vào top 50 giáo viên xuất sắc toàn cầu, chọn lọc từ hơn 10.000 giáo viên tới từ 178 quốc gia trên khắp thế giới.
Cô Thuý và các đồng nghiệp trên khắp thế giới tham gia lễ trao giải Giáo viên xuất sắc toàn cầu do Varkey Foundation bầu chọn. |
Tháng 3/2019, chị đáp chuyến bay sang Dubai để tham dự lễ tổng kết và trao giải. Mặc dù không được lọt vào top 10 giáo viên xuất sắc nhất, song những gì chị nhận được giúp chị có cái nhìn đa chiều hơn về giáo dục.
“Nếu như ở Việt Nam, các phương pháp STEM, STEAM đang được ưa chuộng thì ở một số quốc gia phát triển, người ta lại đang đi theo một hướng đi khác. Tôi nhận thấy xu hướng mới nhất mà mọi người quan tâm là mang lại cho trẻ em những giá trị sống, khơi gợi ở các em những cảm xúc – biết yêu thương, biết cảm thông, biết đứng dậy sau thất bại…
Top 10 giáo viên xuất sắc nhất đều là những người tạo ra sự thay đổi ở học sinh – sự thay đổi từ những cái bên trong mỗi con người, hơn là sự thay đổi về kiến thức. Đặc biệt, họ cũng đều là những thầy cô vượt qua những khó khăn của bản thân, của hoàn cảnh để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục”.
Với học trò của mình, cô Thuý vẫn đang cố gắng để làm được điều đó trong mỗi bài giảng. “Trong mỗi bài giảng, tôi cố gắng liên hệ kiến thức với những thực tế ở địa phương, những tình huống gần gũi với các em. Tôi luôn nói với các em rằng, ‘ở tuổi của các em, tiếng Anh của cô tệ hơn các em’. Tôi muốn khuyến khích các em bước qua vùng an toàn của bản thân”.
Từ sau chuyến đi Canada, trở về Đức Hợp, cô Thuý xây dựng thư viện mang tên “Sun Flower” được lấy theo tên tờ tạp chí đã khơi gợi niềm đam mê học tiếng Anh cho cô bé Thuý cách đây 22 năm.
Tủ sách được đặt trên mảnh đất của gia đình cô đến nay đã có trên 700 đầu sách gồm các cuốn sách dành cho thiếu nhi và sách truyện tiếng Anh dành cho học sinh THCS và THPT. Đó cũng là sự chung tay của nhiều bạn bè, đồng nghiệp yêu mến và tin tưởng cô Thuý.
Không chỉ xây dựng thư viện, cô Thuý còn là người đứng lớp chính để hướng dẫn, giúp các em làm quen với những cuốn sách viết bằng tiếng Anh. Hiện tại, cứ 2 lần/ tháng, khoảng 40 em đến với thư viện Sun Flower để học, đọc và chia sẻ việc học tiếng Anh.
“Tôi rất vui khi nhìn thấy các con thích đọc sách hơn. Tôi mong đến một lúc nào đó, các con có thể tự đọc được sách truyện tiếng Anh mà không cần cô nữa”.
Ngoài hoạt động đọc sách, cô Thuý cũng tổ chức một số hoạt động liên quan đến STEM như xây tháp giấy, tái chế đồ nhựa…
Cô Thuý là một trong số những điển hình tiên tiến được vinh danh trong buổi giao lưu điển hình toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019. Ảnh: Trần Thường |
Hỏi lại câu hỏi cũ cách đây 2 năm “có còn cảm thấy cô đơn giữa các đồng nghiệp?”, cô Thuý đáp: “Mình vẫn luôn nghĩ rằng mình không thể thay đổi được quan điểm của người khác. Nhưng nếu mình cứ làm, nếu mình tạo ra được sự thay đổi thì mọi người sẽ nhìn nhận cách làm của mình khác đi”.
Ở ngôi trường của mình, cô Thuý cùng với một số đồng nghiệp trong “nhóm chuyên gia” là những người hướng dẫn, chia sẻ với các đồng nghiệp những kỹ năng mà mình thành thạo.
“Các đồng nghiệp của mình cũng là những người rất nhiệt tình hỗ trợ học sinh. Chắn chắn, các thầy cô đang có sự thay đổi, và họ quan tâm đến đổi mới, sáng tạo trong từng bài giảng của mình”.
Trong chuyến đi Dubai, người sáng lập quỹ Varkey Foundation cũng nói một câu mà cô rất tâm đắc, đó là: “Giáo viên sẽ được tôn trọng nhiều hơn khi kết quả của học sinh được cải thiện”.
“Mình tin là cứ kiên trì làm thì sớm hay muộn, mọi thứ sẽ khác”.
Cô giáo Trần Thị Thuý là một trong 25 điển hình tiên tiến được vinh danh trong Chương trình giao lưu toàn quốc các điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019 với tên gọi "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng" diễn ra sáng ngày 19/8.
|
Đó là chia sẻ của TS. Tshering Lama (lãnh đạo trẻ toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới) tại hội thảo trường học chất lượng cao trong thời đại 4.0 – Nhận định, thách thức và giải pháp do ĐH Anh quốc Việt Nam tổ chức.