Chia sẻ trên được đại diện của Google và Bain & Company đưa ra trong buổi công bố báo cáo kinh tế số khu vực Đông Nam Á do Google,ệtNamcầncócácdoanhnghiệpnộiđịadẫnđầuđểpháttriểnkinhtếsốtỷ số bỉ Temasek và Bain & Company thực hiện được tổ chức vào chiều ngày 6/11.
Đây là lần thứ 8 báo cáo được công bố và Việt Nam lần thứ 2 liên tiếp trở thành quốc gia dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế số trong khu vực.
Theo ông Marc Woo, Giám đốc điều hành, phụ trách Việt Nam, Google Châu Á - Thái Bình Dương, nền kinh tế số Việt Nam đang phát triển đúng hướng. Các lĩnh vực quan trọng dự kiến sẽ tiếp tục phát triển dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, điển hình như lĩnh vực nội dung kỹ thuật số, mà phần lớn đóng góp đến từ ngành công nghiệp game với nhiều studio game Việt đã đạt được những thành công ở cấp độ toàn cầu.
Google tiếp tục hỗ trợ toàn diện nền kinh tế kỹ thuật số quốc gia thông qua nhiều chương trình trên cả nước, thúc đẩy các startup công nghệ của Việt Nam và đầu tư vào các nhân tài địa phương.
Ông Andrea Campagnoli, Trưởng văn phòng kiêm Đối tác Sáng lập của Bain & Company tại Việt Nam cũng cho rằng, rất đáng chú ý khi tốc độ tăng trưởng GMV (tổng giá trị hàng hoá) và doanh thu của nền kinh tế số Đông Nam Á đều tiếp tục duy trì đà tăng trưởng hai chữ số, với doanh thu dự kiến sẽ vượt mốc 100 tỷ USD vào năm 2023.
Bất chấp sự chậm lại của nền kinh tế hiện nay, Việt Nam vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á trong nhiều năm qua. Đồng thời, Việt Nam thể hiện sự tăng trưởng tích cực về khối lượng đầu tư trong nửa đầu năm 2023 so với năm 2022. Đây là minh chứng cho niềm tin của các nhà đầu tư đối với tiềm năng dài hạn của đất nước.
Báo cáo cho biết, một điểm mới lần này đó chính là việc người dùng mức chi tiêu cao tiếp tục là yếu tố duy trì kinh tế bền vững, tuy nhiên, tiềm năng tăng trưởng phụ thuộc vào việc gia tăng mức độ tham gia kinh tế số.
Theo ông Marc Woo, 70% giá trị giao dịch của nền kinh tế số được tạo ra bởi 30% lượng người chi tiêu cao, đa phần họ sống ở các khu đô thị lớn và tại Việt Nam nhóm người dùng này gấp 5,4 lần so với nhóm người còn lại. Nhưng ông cho rằng, nhóm người mức chi tiêu cao chỉ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhất thời, về lâu dài để phát triển kinh tế số thì phải quan tâm đến nhóm còn lại, để họ từng bước gia nhập vào nhóm người có mức chi tiêu cao.
Đại diện Google cũng cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế số tại Việt Nam, chính là cần phát triển các doanh nghiệp nội địa đóng vai trò dẫn đầu và dẫn dắt nền kinh tế số.
Trả lời câu hỏi của PV VietNamNet, khi hiện nay nền kinh tế số ở Việt Nam, ở hầu hết các lĩnh vực các tập đoàn, công ty lớn nước ngoài gần như nắm các vị trí dẫn đầu, liệu các doanh nghiệp nội địa có còn cơ hội. Ông Marc Woo cho rằng, phát triển các doanh nghiệp nội địa nhưng Việt Nam vẫn cần chào đón các tay chơi nước ngoài để từ đó học hỏi kinh nghiệm và tạo ra sự lựa chọn phong phú cho người tiêu dùng. Ông khẳng định, Việt Nam vẫn còn cơ hội và startup tại Việt Nam sẽ tiếp tục có các ý tưởng mới về kinh doanh trong nền kinh tế số và sẽ thành công.
“Chẳng hạn như Google, xuất phát khởi nghiệp từ một gara để xe và phát triển đến ngày hôm nay, nên tôi tin rằng các startup của Việt Nam vẫn còn tiềm năng để phát triển ở các lĩnh vực liên quan đến kinh tế số. Chính quyền cần có các chính sách tổng thể để thúc đẩy phát triển”,ông Marc Woo chia sẻ.
Đồng quan điểm, đại diện Bain & Company cũng cho rằng, Việt Nam vẫn còn cơ hội để phát triển các doanh nghiệp dẫn đầu ở các lĩnh vực trong nền kinh tế số, chẳng hạn như trong lĩnh vực thanh toán vẫn đang do các doanh nghiệp trong nước nắm giữ, còn ở lĩnh vực thương mại điện tử các doanh nghiệp của Việt Nam đang hỗ trợ chính trong các dịch vụ về logistics.
Việt Nam có tiềm năng trở thành một trung tâm của kinh tế số ảoĐể biến tiềm năng thành hiện thực, Việt Nam đã và đang hoạch định các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và bền vững của kinh tế số, trong đó có kinh tế số ảo.