Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu,ểnđổisốtronglogisticslàcơsởxâydựngnềnkinhtếchiasẻkeocopa logistics trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và cuộc cách mạng số đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Do tác động của đại dịch Covid-19 nên chuỗi cung ứng đã bị đứt gãy và đảo lộn, trong đó có các hoạt động logistics -xương sống của chuỗi cung ứng.
Thương mại điện tử của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, kéo theo các hoạt động logistics. (Ảnh minh họa: Internet) |
Covid-19 đã làm thay đổi cách tiêu dùng, phương thức hoạt động, trao đổi thương mại. Thương mại điện tử (E-Commerce) của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, kéo theo các hoạt động logistics. Theo một nghiên cứu của công ty tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey, quá trình chuyển đổi số đáng lẽ cần 5 năm để áp dụng vào doanh nghiệp và người tiêu dùng thì nay chỉ mất 8 tuần nhờ cú hích từ đại dịch.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), logistics là ngành dịch vụ trọng yếu, có giá trị gia tăng cao, là nền tảng cho thương mại hàng hóa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Yêu cầu lớn nhất về khoa học công nghệ trong ngành dịch vụ logisitics hiện nay là tăng cường số hóa và tự động hóa nhằm nâng cao hiệu quả và cắt giảm chi phí hoạt động. Đi đôi với việc tích cực chuyển đổi số là việc chủ động tham gia Cổng dịch vụ công quốc gia.
Chuyển đổi số đang là yêu cầu khách quan và có tính cấp bách đối với các doanh nghiệp logisitics Việt Nam. Theo các chuyên gia giải thích “Số hóa” là việc biến đổi các giá trị thực sang dạng số, còn "Chuyển đổi số" là khi có dữ liệu được số hoá chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI, Big Data... để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác. Vì vậy, các doanh nghiệp logisitics phải chuyển đổi số (Digital Tranformation) nhằm thay đổi sự trì trệ, tạo sự đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh, có thêm khách hàng và đạt lợi nhuận tối đa.
Đại diện VLA đưa ra khuyến nghị, ngành logistics cần triển khai quyết liệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 749. Đề nghị Nhà nước hỗ trợ việc cải cách thủ tục hành chính liên quan, hỗ trợ nguồn vốn trong điều kiện có thể, nhất là doanh nghiệp đi đầu trong chuyển đổi số.
Đông Phong
Năm 2021, khi thị trường vận chuyển và chuỗi cung ứng toàn cầu đang dần phục hồi thì tại Việt Nam, tình hình dịch bệnh diễn biến xấu đã làm cho hoạt động vận tải - logistics bị ảnh hưởng nặng.