- Trẻ nhỏ biếng ăn,ênthựcđơnđầyđủchotrẻlườiănsuydinhdưỡkét quả bóng đá ngoại hạng anh bỏ bữa sẽ khiến cơ thể mệt mỏi thiếu chất và chậm tăng cân. Vì vậy các mẹ cần lên thực đơn đầy đủ chất cho bé lười ăn suy dinh dưỡng để bé cảm thấy hứng thú khi ăn giúp tăng cân nhanh chóng.
Bé gái suýt chết vì bứt tóc ăn thay cơm
Bác sĩ cảnh báo 5 sai lầm nguy hiểm của mẹ Việt
Uống sữa hết nửa tỉ, con vẫn còi dí
Tăng cường chất dinh dưỡng
Bé nhà bạn bị biếng ăn suy dinh dưỡng thì việc tăng cường các dưỡng chất trong thực đơn là rất quan trọng. Do vậy cha mẹ cần đa dạng hóa thực phẩm trong các bữa ăn, thường xuyên sáng tạo ra những món ăn lạ miệng kích thích sự thèm ăn của trẻ.
Protein, vitamin D và canxi là những dưỡng chất mẹ nên bổ sung nhiều vào thực đơn cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Việc bổ sung các vi chất khác như sắt có nhiều trong gan động vật, thịt bò,…) sẽ giúp trẻ hạn chế tình trạng thiếu máu; kẽm và selen (có nhiều trong hải sản, lòng đỏ trứng ) giúp quá trình hấp thu dưỡng chất tốt hơn, tăng cường sự thèm ăn cũng như sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.
Khi cho bé ăn cần cung cấp thêm một lượng nhỏ dầu mỡ vào mỗi bữa ăn giúp hòa tan những vitamin quan trọng đối với cơ thể trẻ như vitamin E, D.
Chú ý trong khâu chế biến
Việc nấu thức ăn mềm, được băm nhỏ, sẽ giúp bé tiêu hóa nhanh chóng, hấp thu được nhiều dưỡng chất. Khi nấu cần chú ý không được quá loãng hoặc quá đặc sẽ khiến trẻ khó chịu mỗi khi đến giờ ăn.
Hạn chế cho trẻ ăn vặt
Không nên nuông chiều bé bằng cách thích ăn gì thì ăn như kẹo, bim bim, socola... Việc cho trẻ tự ý ăn đồ ăn vặt sẽ làm bé đầy bụng, đến bữa không muốn ăn thêm khiên tâm trạng lúc nào cũng không được ăn no. Việc này càng làm cho tình trạng biếng ăn suy dinh dưỡng có thể trầm trọng hơn. Lời khuyên cho mẹ lúc này là nên lên thực đơn với những món ăn vặt có giá trị dinh dưỡng như sữa chua, trái cây,… đồng thời lập thời gian biểu cụ thể về bữa phụ dành cho trẻ khi dùng với những món ăn vặt này.
Bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng
Ngoài ba bữa chính bạn cần cho thêm hai bữa ăn phụ như sữa chua, trái cây để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho bé để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ, cân bằng các dưỡng chất thiết yếu, giúp trẻ phát triển lên bình thường và toàn diện hơn.
Xây dựng thực đơn theo nhu cầu dinh dưỡng và độ tuổi của trẻ
Để xây dựng thực đơn chuẩn, mẹ còn cần phải hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi của trẻ. Theo đó, các chuyên gia đã đưa ra mức thực đơn chuẩn hàng ngày theo từng mức các độ tuổi khác nhau như sau:
- Bé hai tuổi: 3 chén cháo/ 2 chén cơm; 100 – 150gr thịt cá; 6 muỗng canh nhỏ dầu ăn; 140gr rau củ, trái cây.
- Bé 3–5 tuổi: 3 chén cơm + 1 lát bánh mì nhỏ; 120gr thịt cá; 4 muỗng canh nhỏ dầu ăn; 230gr rau củ, trái cây; 1 hũ yogurt/ bánh plan.
- Bé 6 – 9 tuổi: 4 chén cơm; 140gr thịt cá; 5 muỗng canh dầu ăn nhỏ; 340gr rau củ, trái cây; 1 hũ yogurt/ bánh plan.
Để lên thực đơn đầy đủ cho trẻ lười ăn, suy dinh dưỡng và giúp bé cải thiện bệnh cần có sự kiên trì của chính ba mẹ trong việc nấu ăn hàng ngày. Một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và hấp dẫn là biện pháp hữu ích chữa chứng lười ăn, chậm lớn của trẻ. Bạn cần đảm bảo bé ăn đúng đủ các bữa chính và bữa phụ mỗi ngày.
Thanh Thương(tổng hợp)
Trẻ bình thường đã cầu kỳ trong bữa ăn thì trẻ bị suy dinh dưỡng các mẹ còn đau đầu hơn nhiều khi mà nấu sao cho bé vừa miệng, mà bé lại phải ăn đủ các chất chỉ trong một bữa ăn.