Khi viết CV,áchgọttỉaCVcũthànhbảngiớithiệusánggiákết quả bóng đá giải nhật bản nhiệm vụ của bạn là làm cho nhà tuyển dụng sau khi đọc nảy ra ý nghĩ: “Người này có thể làm được những việc tôi cần”. Không chỉ vậy, đó nên là một bản CV xuất sắc để những người quen biết yên tâm gửi đến những nhà tuyển dụng mà họ giới thiệu bạn.
Tối ưu cho từng vị trí ứng tuyển
Một nguyên tắc bạn luôn phải ghi nhớ là: Đừng gửi cùng một CV cho mọi công việc. Bạn cần một bản CV mang tính nền tảng và chuẩn mực. Nhưng sau đó, đối với mỗi vị trí ứng tuyển, bạn cần điều chỉnh cho phù hợp.
Để làm được điều đó, bạn cần nghiên cứu kỹ mô tả công việc, vị trí để “đọc vị” từ khóa, nắm được những yếu tố quan trọng nhất về công việc đó.
Tìm ra “phiên bản” xuất sắc nhất của bạn
Những người có kinh nghiệm lâu năm ở nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ khó khăn hơn khi chắt lọc thông tin cho câu mở đầu CV. Chỉ trong 1 - 2 dòng, bạn phải thuyết trình một cách súc tích, ngắn gọn và ấn tượng: Tôi là ai? Tại sao tôi đủ điều kiện và phù hợp cho vị trí đó? Thông tin này phải phù hợp với điều mà nhà tuyển dụng hiện tại tìm kiếm.
Ví dụ: Giám đốc điều hành công nghệ với hơn 25 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ OTT vượt trội.
Không “tham” thông tin
Nếu bạn đang chuyển đổi ngành, bạn không nên đưa các kinh nghiệm làm việc tuy “đồ sộ” nhưng không phù hợp với vị trí mới vào CV. Bạn nên đặt thành tích ấn tượng nhất, liên quan đến vị trí ứng tuyển ngay sau phần tóm tắt về bản thân. Đó nên là một thông tin đủ hấp dẫn để nhà tuyển dụng nảy ra ý nghĩ: “Tôi muốn nói chuyện với người này vì những gì mà họ đã làm được”.
Đừng liệt kê lịch sử nghề nghiệp đến vài ba trang giấy. Bạn có thể gộp những vị trí có công việc tương tự nhau chung một mục và nêu những nhiệm vụ quan trọng nhất mà bạn từng thực hiện. Đồng thời, bạn cần nêu vị trí tại công ty mà người tham khảo đã làm cùng bạn.
Việc cần làm với mỗi bản CV không phải là khoe bề dày kinh nghiệm, mà bạn phải vẽ ra bức tranh rõ ràng nhất về bản thân với mức độ phù hợp cao nhất cho mỗi vị trí đang ứng tuyển. Giống như một nghệ nhân bonsai, bạn phải cắt tỉa những cành lá sum suê để làm rõ dáng, thế của cây cảnh.
Tức là, bạn phải lọc đúng thông tin phù hợp với từng vị trí đang ứng tuyển. Có những vị trí mà người tuyển dụng sẽ đánh giá cao một công việc tình nguyện bạn từng làm, nhưng với vị trí khác thì công việc bán thời gian cách đây 5 năm lại gây ấn tượng. Hãy tìm ra “thế” phù hợp cho mỗi “cây bonsai” CV của bạn và cắt những thông tin không cần thiết.
Nói về thành tích thay vì trách nhiệm
Thông tin “Tôi đã quản lý một đội 10 người” không có ý nghĩa gì so với “Tôi đã dẫn dắt nhóm xây dựng ứng dụng 1 triệu lượt tải về”.
Bạn hãy thổi vào CV những thông tin giúp “cá nhân hóa” bản thân bạn. Một bản CV toàn những gạch đầu dòng về thời gian và vị trí dễ bị lướt qua. Nhưng nếu ghi: “Thành viên cốt cán trong đội hỗ trợ đồng nghiệp WFH trong đại dịch”, thì nhà tuyển dụng sẽ phải dừng khoảng chừng 2 giây để suy nghĩ về bạn.
Trình bày đẹp mắt, dễ đọc
Về thẩm mỹ, bạn không nên chọn phông chữ, cỡ chữ, bố cục một cách hời hợt. Thay vào đó, bạn cần giúp những người cận thị, có tuổi và bận rộn nhất có thể có được các thông tin đáng giá ngay khi vừa lướt qua CV. Hãy thiết kế bản CV có những khoảng trống, đoạn ngắt nghỉ, thay vì “dày đặc” chữ.
Đồng thời, bạn cần tìm và cắt những từ lặp. Một lưu ý khác là đánh dấu đầu dòng, và không để đoạn nào quá 3 câu liên tiếp. CV không nên quá 2 trang. Một bản CV cô đọng và ấn tượng là một bản CV chất lượng.
Bạn có thể tham khảo thêm những mẫu CV chuyên nghiệp, mới nhất tại CareerBuilder để “tậu” cho mình một bản CV thật ấn tượng.
Vĩnh Phú