Vừa qua tại Hà Nội,ơyếutổchứchộithảovềbảomậtxácthựctàiliệuđiệntửcerezo đấu với sanfrecce Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức Hội thảo “Bảo mật và xác thực tài liệu điện tử lưu trữ lâu dài trong các cơ quan Đảng, Nhà nước”. Hội thảo được tổ chức nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 3/4/2020, phê duyệt Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan Nhà nước giai đoạn 2020-2025”.
Theo Quyết định, Ban Cơ yếu Chính phủ được giao nhiệm vụ phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin & Truyền thông nghiên cứu đề xuất giải pháp xác thực tài liệu lưu trữ điện tử được ký số có thời hạn bảo quản lâu dài, vĩnh viễn, hoàn thành trong năm 2021. Ngoài ra, Ban Cơ yếu Chính phủ phải bảo đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng thư số cho các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống bộ máy nhà nước.
Theo Tạp chí An toàn thông tin đưa tin, trong phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ nhấn mạnh, hội thảo cũng nhằm đánh giá hiện trạng công tác lưu trữ tài liệu điện tử đang được triển khai tại các cơ quan nhà nước; xác định rõ vai trò của các cơ quan, đơn vị với nhiệm vụ bảo mật và xác thực tài liệu điện tử lưu trữ lâu dài trong các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Ông Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ nhấn mạnh, hội thảo nhằm xác định rõ vai trò của các cơ quan, đơn vị trong nhiệm vụ bảo mật và xác thực tài liệu điện tử lưu trữ lâu dài trong các cơ quan Đảng, Nhà nước. (Nguồn ảnh: Tạp chí An toàn thông tin) |
Tại hội thảo, ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) chia sẻ: “Việt Nam có một di sản lưu trữ đồ sộ và trong đó có những di sản được thế giới công nhận. Bên cạnh đó, những văn bản của nhà nước đều là nguồn tài liệu vô cùng quan trọng. Kể từ khi Chính phủ quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử cùng với sự ra đời của Trục liên thông văn bản quốc gia, ngành lưu trữ buộc phải chuyển đổi để bắt kịp với xu thế của thời đại”.
“Trước đây với văn bản, tài liệu giấy được xác thực bằng chữ ký và con dấu của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền sẽ được đưa vào lưu kho vĩnh viễn mà vẫn đảm bảo tính pháp lý. Nhưng văn bản điện tử cần có một cơ quan đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và đặc biệt là cơ quan thứ ba với nhiệm vụ định danh, xác thực người dùng thông qua hệ thống chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng nhằm đảm bảo tính an toàn, bảo mật và giá trị pháp lý”, ông Đặng Thanh Tùng giải thích.
Nhiều ý kiến tham luận khác cũng được đưa ra, tập trung vào những vấn đề liên quan đến chủ đề hội thảo, cùng chia sẻ kinh nghiệm về công tác lưu trữ, xác thực tài liệu điện tử ký số; định hướng các giải pháp về bảo mật và xác thực tài liệu điện tử lưu trữ lâu dài trong các cơ quan Đảng, Nhà nước; đề xuất mô hình, giải pháp hệ thống lưu trữ tài liệu điện tử.
H.A.H
Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020 - 2025” mới được phê duyệt đặt ra nhiều mục tiêu xây dựng và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ điện tử sẽ tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận được nguồn dữ liệu này.