Sự cố xảy ra khi SpaceX tiến hành thử nghiệm độ cao với nguyên mẫu tàu vũ trụ Starship SN9 hôm 2/2. Theàuvũtrụnổtungthiêurụitriệuđôtrongchớpmắsoi kèo bóng đá tối nayo báo RT, trước vụ phóng, công ty Mỹ tuyên bố tàu thử nghiệm vận hành bằng 3 động cơ Raptor do hãng tự chế trước khi lần lượt tắt chúng ở độ cao 10km.
Các chuyên gia dự tính Starship SN9 đáp xuống "dưới sự kiểm soát khí động học tích cực" trước khi kích hoạt các động cơ trở lại để hạ cánh trong tư thế thẳng đứng. Tuy nhiên, trong thực tế, dù đạt đến độ cao mong muốn một cách suôn sẻ nhưng tàu vũ trụ đã gặp sự cố khi cố gắng trở về mặt đất và rốt cuộc đâm vào bệ đỡ ở một góc nghiêng.
Tàu Starship SN9 nổ tung khi đâm xuống bệ đỡ ở Texas, Mỹ ngày 2/2. Ảnh: SpaceX |
SpaceX cho hay, việc thử nghiệm là một yếu tố quan trọng để tàu vũ trụ có thể đáp xuống "các điểm đến trong hệ mặt trời, nơi không tồn tại các bề mặt thích hợp hoặc đường băng sẵn" trước khi quay trở lại Trái đất.
"Khả năng này sẽ cho phép một hệ thống vận chuyển hoàn toàn có thể tái sử dụng, được thiết kế để chuyên chở cả phi hành đoàn và hàng hóa trong các chuyến bay dài ngày liên hành tinh cũng như giúp nhân loại quay trở lại Mặt trăng, du hành đến sao Hỏa và xa hơn nữa”, trích tuyên bố từ hãng công nghệ thuộc sở hữu của tỷ phú Musk.
Hồi tháng 12, tàu Starship SN8 cũng nổ tung sau một cuộc thử nghiệm. Theo trang Space, công ty SpaceX tiêu tốn khoảng 2 triệu USD cho mỗi lần phóng thử nghiệm tàu vũ trụ như vậy.
Tuấn Anh
Hơn 1/5 số thủy thủ trên các tàu ngầm Trung Quốc đang hoạt động ở Biển Đông bị mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần, theo một nghiên cứu mới của chính các nhà khoa học nước này.