Trải qua bao sự chờ đợi,lửatỷ số pumas unam đêm tôn vinh hình ảnh người nữ liệt sĩ tuổi 21- Lê Thị Thiên và phát động cuộc thi viết cảm nhận Nhật ký thế hệ Hồ Chí Minhđã diễn ra trong không khí ấm áp, xúc động và hoài niệm vào tối ngày 27-4, tạiTrung tâm Văn hóa tỉnh Bình Dương. Thông qua chương trình truyền hình trực tiếp,không chỉ những ai có mặt tại hội trường mà đông đảo người dân và tuổi trẻ cảnước đã có dịp gặp gỡ và trao đổi cùng với những nhân chứng, những người thầy,người bạn, những người đã cùng sống và chiến đấu trong bối cảnh lịch sử cam gocủa đất nước, một lần nữa đã làm cho hình ảnh cao đẹp của người nữ liệt sĩ trẻngày ấy sống lại với thời gian.
Anh Phan Văn Mãi - Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn (bìa phải) traotượng trưng cho Tỉnh đoàn Tiền Giang và Tỉnh đoàn Bình Dương mỗi đơn vị 1.500cuốn Nhật ký thế hệ Hồ Chí Minh.(Ảnh: QUỐC CHIẾN)
“Đâu cần thanh niên có”
- Sinh viên Trần Thị Thanh Tuyền – Trường Đại học Bình Dương: “Học chị ở tinh thần ham học hỏi, hiểu biết”
Câu chuyện của chị cho em nhiều bài học hay về lý tưởng sống đẹp của tuổi trẻ, tinh thần ham học hỏi, cầu tiến, mong muốn được cống hiến thật nhiều cho cách mạng và mọi người. Chị quả là tấm gương sáng cho em học hỏi. Hồi chị viết những dòng nhật ký đầy trăn trở và suy nghĩ này cũng bằng ở tuổi của em bây giờ. Ngẫm nghĩ về chị, em càng thấy mình phải sống có trách nhiệm và có mục đích rõ ràng hơn nữa, sống làm sao để cuộc đời mình có ý nghĩa, đóng góp cho xã hội, cho quê hương, đất nước nhiều hơn.
- Phó Bí thư Đoàn cơ sở Đài PT-TH Bình Dương Phạm Quang Long: “Tôi thật nể phục tấm gương sống của chị”
Ở tuổi 17, chị đã xác định cho mình lý tưởng sống rõ ràng, kiên định và cao đẹp. Qua những dòng nhật ký ấy, tôi cảm phục suy nghĩ trưởng thành và chính chắn ở chị. Những suy nghĩ ấy lớn dần theo thời gian. Chị đã thắp “lửa” cho những bạn trẻ của chúng tôi hôm nay về một lý tưởng sống đẹp, biết cống hiến, cho đi nhiều hơn nữa. Từ những cảm xúc này, tôi chắc chắn sẽ tham gia cuộc thi viết cảm nhận Nhật ký thế hệ Hồ Chí Minh của chị. Tôi thật sự rất xúc động!
Những trang nhật ký của chị đã từnglàm xúc động nhiều độc giả Báo Bình Dương và đêm phát động cuộc thi viết cảm nhậnNhật ký thế hệ Hồ Chí Minh lại tiếp tục làm cho ngọn lửa lý tưởng, dòng nhiệthuyết của tuổi trẻ trong chị thắp sáng trái tim và tình cảm của mọi người, nhấtlà thế hệ trẻ. Thông qua những lời kể lại của những người từng tiếp xúc, côngtác chung với chị đã khắc họa lên hình ảnh người con gái Nam bộ nhân hậu, dịuhiền mà kiên trung, bất khuất, anh dũng lạ kỳ!
Thầy Nguyễn Xuân Đàm, nguyên Hiệutrưởng trường Trung cấp Sư phạm Hà Tĩnh bồi hồi nhớ lại: “Năm 1963-1965, phongtrào cách mạng phát triển rất mạnh mẽ, yêu cầu học tập nâng cao trình độ độingũ cán bộ là vấn đề được cách mạng rất quan tâm. Vì thế, chúng tôi đã đượcgiao nhiệm vụ đến miền Nam công tác. Trong số 5 thầy giáo công tác ngày ấy giờchỉ có mình tôi còn sống. Những dòng nhật ký của cô học trò Lê Thị Thiên đã làmcho tôi vô cùng tự hào và xúc động. Tôi tự hào vì thế hệ học trò của mình ngày ấyđã trưởng thành trong tư tưởng, hành động và xúc động vì sau gần 50 năm tôi đượcgặp lại em”.
Cảm phục với tấm lòng quả cảm,lý tưởng chiến đấu cao đẹp của người bạn học cùng thời, cô Nguyễn Thị Sáu kể:“Hồi ấy, quê nhà (xã Mỹ Phước Tây, Cai Lậy, Tiền Giang) bị giặc càn quét liên tục.Chúng tôi mang trong lòng tình yêu quê hương, đất nước luôn mong muốn đem nhiệthuyết của tuổi trẻ phục vụ Tổ quốc. Sau khi phấn đấu trở thành đoàn viên, chúngtôi lao vào nhận công tác nặng nề như xin đi tải thương bằng võng, ghi tên đi bộđội ở miền Đông với mong muốn góp công góp sức nhiều hơn nữa cho cuộc kháng chiến,sống đúng với câu nói đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên. Thiên đã đitheo tiếng gọi của cuộc kháng chiến một cách kiên quyết như thế”.
Viết tiếp Nhật ký thế hệ Hồ Chí Minh
Câu chuyện sống và chiến đấu củachị đã được sống lại nguyên vẹn từ quyển nhật ký nằm sâu trong lòng đất. Nhữngtrăn trở, băn khoăn, niềm vui, nỗi buồn, những suy nghĩ về trách nhiệm của tuổitrẻ đối với quê hương, đất nước đã trở thành câu hỏi dành cho thế hệ trẻ củangày hôm nay.
Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Ôi, sốngđẹp là như thế nào hả bạn?”. Câu hỏi ấy, những người thanh niên tuổi đôi mươingày ấy đã từng tự hỏi và trả lời bằng lý tưởng sống cao đẹp, bằng hành động quảcảm, kiên cường nhất quán với tư tưởng. Thế hệ thanh niên ngày nay hạnh phúc biếtbao khi được thừa hưởng những thành quả từ sự hy sinh xương máu của bao ngườithì câu hỏi ấy sẽ được trả lời bằng những suy nghĩ, việc làm như thế nào trongbối cảnh đất nước đang trong thời kỳ kiến thiết và xây dựng? Khi mà cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” luôn là kim chỉ nam chohành động, là ngọn đuốc soi đường cho lý tưởng cách mạng của tuổi trẻ từ thời kỳnày đến thời kỳ khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác. Có lý tưởng nào đẹp hơn làviết tiếp nhật ký tuổi trẻ tuổi 20 của anh Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Thạc, ĐặngThùy Trâm, Lê Thị Thiên… vì một xã hội yêu thương và giàu đẹp.
“Nhằm để tri ân thế hệ cha anh,tưởng nhớ đến các anh hùng, liệt sĩ, các thương, bệnh binh đã hy sinh xương máucủa mình tô thắm những trang sử vẻ vang của dân tộc, là dịp để góp phần giáo dụcthế hệ trẻ biết trân trọng những giá trị cao đẹp của quá khứ hào hùng, từ đó rasức phấn đấu hướng tới tương lai tươi sáng”, Ủy viên Thường vụ, Trưởng banTuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Minh Giao khẳng định. Cuộc thi viết cảm nhậnvề cuốn nhật ký “Thế hệ Hồ Chí Minh” của tác giả, liệt sĩ Lê Thị Thiên đượcphát động từ ngày 27-4 đến 30-10-2013 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo BìnhDương, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh TiềnGiang phối hợp tổ chức chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm bằng những bài viếtcảm nhận đầy cảm xúc của tuổi trẻ hôm nay.
Tự hào về lớp lớp cha anh đã ngãxuống vì lý tưởng và hành động cao đẹp “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, tuổitrẻ hôm nay quyết tâm viết tiếp những trang nhật ký hào hùng về tuổi trẻ thế hệHồ Chí Minh ngày ấy - bây giờ.
Trong buổi lễ phát động cuộcthi viết cảm nhận Nhật ký thế hệ Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dươngđã trao những kỷ vật được tìm thấy dưới lòng đất của nữ liệt sĩ Lê Thị Thiêncho Bảo tàng Bình Dương bảo quản, lưu giữ nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về truyềnthống cách mạng của cha anh. Ban tổ chức cũng trao tặng Tỉnh đoàn Bình Dương vàTỉnh đoàn Tiền Giang mỗi đơn vị 1.500 cuốn sách Nhật ký thế hệ Hồ Chí Minh củatác giả Lê Thị Thiên.
Nhà văn Chu Lai (đứng) và các vị khách mời cùng thời với liệt sĩ Lê ThịThiên kể về những năm tháng tham gia chiến đấu chống giặc ngoại xâm đầy hàohùng của tuổi trẻ lúc bấy giờ. (Ảnh: Q.C)
NGỌC TRINH