Công ty an ninh mạng CrowdStrike của Mỹ ngày 19/10 cho biết một số tổ chức nghiên cứu về vắcxin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Nhật Bản đã bị tấn công mạng.
Nhà nghiên cứu làm việc tại phòng nghiên cứu phát triển vắcxin phòng COVID-19 của AnGes,ậtMộtsốtổchứcnghiêncứuvắcxinphòkết quả các trận bóng Nhật Bản. (Nguồn: Kyodo) |
Trong bối cảnh cuộc chạy đua ngày càng gia tăng nhằm bào chế vắcxin ngừa COVID-19, các tổ chức trên đã bị tấn công mạng từ tháng 4, song không có thông tin nào bị rò rỉ.
Trung tâm quốc gia về Ứng phó sự cố và Chiến lược an ninh mạng của Chính phủ Nhật Bản đã kêu gọi các công ty dược phẩm và các tổ chức nghiên cứu nâng cảnh báo chống các âm mưu trộm thông tin mật.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều số liệu khác, tính đến cuối tháng 9, khoảng 190 dự án nghiên cứu vắcxin đang được thực hiện. Một vài trong số này đã bước vào các giai đoạn thử nghiệm cuối.
Tại Nhật Bản, Đại học Tokyo, Đại học Osaka, Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia nằm trong số các cơ sở tham gia cuộc chạy đua vắcxin này. Cơ quan Nghiên cứu và phát triển y tế Nhật Bản (AMED) do chính phủ tài trợ, đã thông qua 20 dự án nghiên cứu vắcxin do các trường đại học và công ty tư nhân thực hiện.
Nhiều công ty dược lớn, như Takeda Pharmaceutical Co. và Daiichi Sankyo Co., đã được chọn hưởng cơ chế hỗ trợ để phát triển vắcxin, với 10 tỷ yen (95 triệu USD) mỗi dự án.
Tuy nhiên, chưa rõ khi nào vắcxin đầu tiên trong nước sẽ được sử dụng, trong khi một số nước khác đang đặt mục tiêu sử dụng vắcxin riêng của mình vào cuối năm nay.
Trước đó, Mỹ, Anh và Canada đã cũng thông báo bị tấn công mạng liên quan đến các nghiên cứu vắcxin ở nước mình.
(Theo Vietnam+)
Sự cố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nỗ lực truy vết Covid-19 của y tế Anh.