Chuyện vui chơi giữa cha mẹ và con cái trong những năm đầu đời giúp hình thành các kỹ năng xã hội,êncứuĐHCambridgeChơivớichatácdụngkhôngngờđếncảmxúccủatrẻlamphun warrior fc nhận thức và giao tiếp thiết yếu. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào các bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Nghiên cứu của các học giả tại Khoa Giáo dục, Đại học Cambridge (Anh) và Quỹ LEGO đã tiến hành nghiên cứu trong 40 năm để hiểu thêm về cách các ông bố chơi với con khi chúng còn rất nhỏ (từ 0-3 tuổi). Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu liệu nó có khác với cách trẻ chơi với mẹ hay không và tác động của nó đối với sự phát triển của trẻ.
Mặc dù nhìn chung có nhiều điểm tương đồng nhưng những phát hiện cho thấy rằng các ông bố tham gia vào các hoạt động thể chất nhiều hơn mẹ, ngay cả với những đứa con nhỏ nhất, với các hoạt động như cù lét, rượt đuổi và cõng.
Nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các ông bố đều chơi với con mình mỗi ngày. Tuy nhiên, ngay cả với những đứa trẻ nhỏ nhất, trò chơi giữa cha và con có xu hướng thể chất nhiều hơn. Với trẻ sơ sinh, điều đó có thể chỉ đơn giản là bế chúng lên hoặc giúp chúng nhẹ nhàng nâng tay chân.
Với những đứa trẻ mới biết đi, các ông bố thường chọn những trò chơi sôi nổi, lộn xộn, chẳng hạn như trò chơi đuổi bắt.
Trong hầu hết các trường hợp được khảo sát, có một mối tương quan nhất quán giữa việc vui chơi giữa cha-con và khả năng kiểm soát cảm xúc của trẻ sau này.
Những đứa trẻ tận hưởng thời gian vui chơi thoải mái và chất lượng với cha ít có khả năng biểu hiện chứng hiếu động thái quá hoặc các vấn đề về cảm xúc và hành vi.
Các em cũng có vẻ kiểm soát tốt hơn sự hung hăng của mình và ít có xu hướng đả kích những đứa trẻ khác khi gặp bất đồng ở trường. Lý do có thể là trò chơi thể chất mà các ông bố ưa thích đặc biệt phù hợp để phát triển những kỹ năng này.
“Vui chơi thể chất tạo ra những tình huống thú vị, vui nhộn trong đó trẻ em phải tự thân vận động. Các em có thể phải kiểm soát sức mạnh của mình và kiểm chế khi mọi thứ đã đi quá xa", giáo sư Paul Ramchandani tại Khoa Giáo dục, Đại học Cambridge, cho biết.
“Đó là một môi trường an toàn mà trẻ em có thể thực tập cách phản ứng. Nếu phản ứng sai, các em có thể bị mắng, nhưng đó không phải là 'ngày tận thế'. Lần sau, các em sẽ nhớ lại để cư xử khác đi”.
Nghiên cứu cũng tìm thấy một số bằng chứng rằng trò chơi giữa cha và con tăng dần trong thời thơ ấu, sau đó giảm dần trong giai đoạn từ 6-12 tuổi.
“Điều quan trọng là không phóng đại tác động của thời gian chơi đùa giữa cha và con vì có những giới hạn trong nghiên cứu. Nhìn chung, có vẻ những đứa trẻ có thời gian chơi hợp lý với cha sẽ có lợi ích tổng thể”, giáo sư Ramchandani nhận định.
“Ở cấp độ chính sách, điều này cho thấy chúng ta cần xây dựng các cấu trúc cho phép các ông bố cũng như các bà mẹ có thời gian và không gian để chơi với con cái của họ trong những năm đầu đời quan trọng đó".
Tử Huy