Chỉ vài ngày sau khi trở về sau chuyến thăm Trung Quốc hôm 7/4,ườiphụnữnắmgiữtráf88 nhà cái đến từ châu âu bà Von der Leyen lại chuẩn bị lên đường tới Trung Mỹ để thúc đẩy một thỏa thuận thương mại.
Trong 4 tháng qua, nữ chủ tịch ủy ban châu Âu (EC) có lịch trình công tác vô cùng dày đặc, bao gồm việc tới Washington gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden, phát biểu trước Quốc hội Canada, dùng trà cùng Vua Anh Charles III gần London, dự một cuộc họp của nội các Đức, tham gia các hội nghị thượng đỉnh của 27 nhà lãnh đạo các nước thành viên EU tại Brussels và hàng loạt chuyến công du tới Pháp, Italia, Thụy Điển, Estonia, Anh, Na Uy và Ukraine.
Vào tháng tới, bà Von der Leyen dự kiến sẽ đáp máy bay đến Nhật dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7. Tất cả diễn ra khi EU đang ở giai đoạn đầy biến động. Chiến sự Nga – Ukraine, cuộc xung đột lớn nhất trên lục địa châu Âu kể từ sau Thế chiến II, đã buộc liên minh phải xây dựng lại dự án hòa bình kéo dài 6 thập kỷ.
Theo tạp chí The Economist, bà Von der Leyen giúp định hình cách đối phó với những thách thức đang đè nặng lên EU, từ việc cắt giảm nguồn cung khí đốt từ Nga cho đến chi tiêu quốc phòng thiếu hụt. Nền kinh tế của EU, vốn vừa thoát khỏi đại dịch Covid-19, đang trên lộ trình mới nhằm chống lại các khoản trợ cấp theo chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, giảm bớt sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc và đối phó sự biến đổi khí hậu.
Dưới sự lãnh đạo của bà Von der Leyen, đồng minh lâu năm của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel, kết cấu chính trị của lục địa đã được ngầm tái tạo, với nhiều quyền lực hơn được trao cho ủy ban mà bà đứng đầu. Việc nữ chính khách 64 tuổi người Đức này làm rất nhiều thứ để lèo lái sự thay đổi đó từng không phải là điều hiển nhiên, khi quyền lực ở châu Âu thường do các nhà lãnh đạo quốc gia nắm giữ nhiều hơn.
Việc bổ nhiệm bà Von der Leyen làm chủ tịch EC vào năm 2019 được coi là bất ngờ, đánh dấu lần đầu tiên sau 5 thập kỷ, một người Đức đảm trách vị trí hàng đầu đó ở Brussels. Tuy nhiên, đó là vị trí phù hợp với một chính khách nói được nhiều thứ tiếng, lớn lên ở Brussels, có cha từng là quan chức cấp cao của EU trong những năm hình thành khối.
Có 3 điều khác thường khiến những người châu Âu thích thú về những ngày đầu nhậm chức của bà Von der Leyen. Đầu tiên là con đường thăng tiến khác thường. Bà học kinh tế trước khi trở thành bác sĩ y khoa, sau đó vừa theo đuổi sự nghiệp chính trị vừa sinh tới 7 người con. Thứ hai là quyết định biến một phần văn phòng ở Brussels thành một nơi vừa để ở, vừa làm việc. Thứ ba là thói quen mô tả bản thân là lãnh đạo của một ủy ban “địa chính trị”.
Đại dịch Covid-19 xuất hiện không lâu sau khi nhậm chức là cuộc sát hạch sớm đối với bà Von der Leyen. Bà đã đấu tranh để giữ cho các rào cản giữa các quốc gia EU không xuất hiện trở lại. Ủy ban của bà được các quốc gia giao nhiệm vụ mua vắc xin cho 447 triệu người châu Âu, một nhiệm vụ chỉ hoàn thành sau những chậm trễ tốn kém ban đầu.
Bà Von der Leyen từng tuyên bố EC phải “nắm lấy cơ hội và thể hiện khả năng lãnh đạo”. Một ví dụ, với quỹ phục hồi sau đại dịch trị giá 750 tỷ Euro, tiền đã được khéo léo giải ngân theo các ưu tiên được đặt ra ở Brussels. Ba Lan và Hungary, những nước được cho gây khó dễ cho các cơ quan tư pháp của EU, vẫn chưa nhận được các khoản tiền hỗ trợ này.
Xung đột Nga – Ukraine là chất xúc tác cho những thay đổi hơn nữa và đặt ra câu hỏi về sự phụ thuộc của châu Âu vào thế giới bên ngoài. EU đã đáp trả chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga bằng cách áp 10 đợt trừng phạt chống Moscow, đồng thời cung cấp một khoản hỗ trợ tài chính trị giá 38 tỷ Euro cho Kiev, bao gồm cả số tiền mua vũ khí trị giá 3,6 tỷ Euro, một điều từng rất cấm kỵ.
Ngoài ra, chuyến công du của Chủ tịch EC và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Trung Quốc tuần trước lại cho thấy động lực quyền lực phức tạp ở châu Âu và sự chia rẽ trong cách tiếp cận của EU với đại lục. Ngay trước chuyến đi, bà Von der Leyen cảnh báo “Trung Quốc hiện đã bước qua kỷ nguyên ‘cải cách và mở cửa’ và đang chuyển sang một kỷ nguyên mới về ‘an ninh và kiểm soát’”. Bắc Kinh sau đó dường như đã dành sự tiếp đón nồng hậu hơn cho ông Macron, người bày tỏ quan điểm ôn hòa hơn nhiều, chẳng hạn như đảm bảo Tổng thống Pháp có nhiều thời gian gặp Chủ tịch Tập Cận Bình hơn.
Dù phát triển vũ khí hay chế tạo ôtô điện, châu Âu ngày càng muốn đứng vững trên đôi chân của mình. Các quy tắc của EU đã giữ cho nền kinh tế của các nước thành viên trở thành những nền kinh tế thuộc loại cởi mở nhất trên thế giới. Việc phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng bên ngoài biên giới liên minh giờ đây không còn được ưa chuộng. Một mô hình kinh tế mới với vai trò lớn hơn nhiều của nhà nước, bao gồm cả bộ máy quản lý ở Brussels, đang dần xuất hiện. Một phần thực tế đó được tin có sự đóng góp của việc bà Von der Leyen kiên trì theo đuổi chương trình nghị sự đã vạch ra khi lên nắm quyền.
Điều gì có thể xảy ra tiếp theo? Nhiệm kỳ 5 năm của bà Von der Leyen sẽ kết thúc vào năm 2024. Một số người tiền nhiệm của bà từng nắm quyền trong một thập kỷ. Hầu hết các quốc gia có vẻ muốn bà tiếp tục vai trò lãnh đạo, nhưng các thủ tục phức tạp để phân chia các vị trí hàng đầu, liên quan đến cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào mùa xuân năm sau khiến mọi thứ chưa có gì là chắc chắn. Hiện cũng có tin đồn rằng bà Von der Leyen, người từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Đức, có thể trở lãnh đạo liên minh quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), tổ chức cũng có trụ sở tại Brussels. Khi được hỏi về ý định của mình, nữ chính trị gia dày dạn kinh nghiệm này chỉ mỉm cười không đáp.
Ngoài sự ủng hộ, bà Von der Leyen còn phải đối mặt với các cáo buộc tập trung quyền lực vào một nhóm nhỏ các phụ tá, thay vì phân bổ quyền lực đó cho 27 ủy viên do các nước EU cử đến. Những người chỉ trích khác lại phàn nàn, bà chỉ hướng đến lợi ích tập thể của các chính phủ trong khối, thay vì theo đuổi một số lý tưởng cao hơn cho toàn châu Âu. Bà cũng bị chê trách vì không thu hẹp được sự xa cách khác thường giữa Đức và Pháp, 2 nước thành viên trọng yếu của EU.
“Giữ cho châu Âu thống nhất là một công việc không ngừng tiến triển. Đó là điều chúng ta phải làm ngày này qua ngày khác”, bà Von der Leyen thú nhận.