‘Số điện thoại này tôi sẽ giữ suốt đời’ - anh nói.
1/8/2018 - đó là cái ngày định mệnh mà anh Phạm Thanh Bình (xã Diên Phú,Ôngbốđitìmconmấttíchkhắptỉnhthànhận định bóng đá nhà nghề mỹ TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) không bao giờ quên.
Bé Phạm Nguyên Hào trong một lần đi chơi với mẹ. Ảnh: NVCC |
Trưa hôm đó, vợ anh đi làm, anh vẫn còn ngồi ăn cơm với cậu con trai Phạm Nguyên Hào (lúc ấy 6 tuổi). Ăn xong trước, anh lên giường nằm nghỉ, dặn con ăn xong nhớ để bát đũa vào bồn.
Thế rồi anh ngủ thiếp đi, lúc tỉnh dậy thấy bát đũa đã được để vào bồn như đã dặn. Không thấy con đâu, anh nghĩ con sang nhà nội gần đó chơi như mọi khi. Đến khoảng 3 giờ chiều không thấy con về, anh sang nhà nội tìm thì mọi người nói lúc 2 giờ vẫn thấy con chạy quanh quẩn chơi trước sân.
Suy nghĩ đầu tiên của anh là con mải chơi, bị lạc trong nương rẫy, hoặc xấu nhất là ngã xuống suối. Mặc dù con suối nhỏ gần nhà anh không thể làm chết một đứa trẻ 6 tuổi nhưng anh vẫn nháo nhào đi tìm khắp nơi.
Cuối giờ chiều, anh lên công an xã và công an thành phố trình báo, nhưng cho đến nay anh vẫn chưa có tin tức gì về con.
Những ngày sau không tìm được con, anh mới nghĩ đến việc con mình có thể đã bị bắt cóc. 14 ngày sau khi Hào mất tích, anh Bình nhận được một cuộc gọi yêu cầu mang tiền chuộc sang biên giới Campuchia đón con về. Người đàn ông lạ nói bằng tiếng Việt nhưng số điện thoại là của Campuchia. Anh cũng không rõ người này gọi cho anh khi đang ở Campuchia hay Việt Nam.
Nhưng sau đó, người đàn ông này cũng đột ngột cắt đứt liên lạc. Mãi sau đó, khi thông tin bé Hào mất tích được lan truyền trên báo chí và mạng xã hội, một người phụ nữ có người thân bị mất tích đã gọi đến cho anh cảnh báo rằng, chị cũng từng nhận được cuộc gọi từ người đàn ông kia và bị lừa mất 15 triệu đồng. Anh kiểm tra thì thấy nội dung cuộc gọi tương tự, giọng nói cũng là của một người. Vì thế, anh tạm đoán manh mối này cũng không đáng tin.
Những tờ rơi như thế này được anh Bình tự tay đi rải khắp mấy chục tỉnh thành đất nước. |
2 tháng sau khi con trai mất tích, anh Bình quyết định tự đi tìm con. Suốt 4 tháng lặn lội trong Nam ngoài Bắc, anh đặt chân tới 30-40 tỉnh thành, đặc biệt chú ý các khu vực biên giới. Anh sợ rằng con đã bị bán qua biên giới để bắt đi ăn xin.
Đi đến đâu anh cũng dò hỏi, đưa ảnh con cho những người chạy xe ôm, bán quán nước. Mọi người hỏi chuyện, anh lại kể câu chuyện đau lòng của gia đình với hi vọng một ngày nào đó, có ai vô tình nhìn thấy đứa trẻ nào giống con mình, sẽ nhớ tới anh.
‘Tôi dò hỏi cả những gia đình vừa nhận con nuôi, xem có đứa trẻ nào giống con không. Tôi vào cả bệnh viện xem người ta có đưa con vào đó chữa bệnh hay không, vì cháu vốn mắc bệnh động kinh nhẹ’.
Từ ngày con mất tích, tiết kiệm được bao nhiêu tiền, anh lại dùng hết cho những chuyến đi tìm con. ‘Khi nào hết tiền, tôi lại về’.
Suốt 4 tháng lăn lộn khắp mọi miền đất nước, anh mang theo chiếc võng, hôm nào không mưa gió, anh kiếm chỗ có cây, mắc võng ngủ để tiết kiệm tiền đi tiếp. Những hôm thời tiết xấu, anh mới dám thuê nhà trọ ngủ qua đêm.
Những địa phương mà anh đã đi qua được ghi lại trong một cuốn vở. Ảnh: NVCC |
Từ ngày con mất tích, vợ chồng anh héo hắt ngày đêm vì thương nhớ con. Nhưng là chồng, anh vẫn cố gắng làm chỗ dựa cho vợ. Anh nén không khóc trước mặt vợ. ‘Có khóc thì khóc lúc trong buồng tắm’ - anh tâm sự.
Ngày trước, do cu Hào bệnh tật nên vợ chồng anh tạm hoãn kế hoạch sinh con thứ 2 để tập trung chăm sóc cho con cứng cáp. Từ ngày Hào mất tích, người thân, bà con hàng xóm khuyên vợ chồng anh nên sinh đứa nữa cho khuây khoả. Vợ anh nhờ thế mà cũng bớt nghĩ quẩn. Chị vừa sinh bé thứ 2 được một tháng rưỡi, vẫn đang trong kỳ kiêng cữ.
Thế nhưng, không phải vì đã có đứa con thứ 2 mà hi vọng tìm con của anh chị đã tắt. Anh nói mình chỉ tạm dừng lại vì hết tiền. Thu nhập của 2 vợ chồng trông cậy vào việc trồng cafe, mỗi năm trừ hết các chi phí còn được 20-30 triệu tiền lãi.
‘Chậm nhất 1 tháng nữa, tôi lại lên đường đi tìm con. Lần này, tôi đi Campuchia. Tôi muốn sang các thành phố lớn vì nghe nói nhiều đứa trẻ bị bắt cóc sang đây đi ăn xin’.
Anh cũng nghe nói bên Trung Quốc có nơi người ta in hình những đứa trẻ mất tích lên chai nước lọc. Anh bảo, sau Campuchia, anh sẽ sang Trung Quốc để nhờ người ta làm việc đó cho con mình. ‘Tôi không biết làm thế nào, chỉ hi vọng mình sẽ may mắn’.
Bé Phạm Nguyên Hào (nay đã 7 tuổi) lúc mất tích mặc quần đùi màu cam, áo dài tay màu xanh dương có in hình máy bay. Hào mắc bệnh động kinh cục bộ. Ai có thông tin gì về bé, vui lòng liên hệ anh Phạm Thanh Bình và chị Nguyễn Thị Diễm (Thôn 2, xã Diên Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) qua số điện thoại: 0972 649 340. |
28 năm mất tích, bà Nguyễn Thị Biên may mắn trở về nhà nhờ những người xa lạ giúp đỡ và lời kêu gọi trên mạng xã hội.