Nâng cao năng lực kiểm nghiệm cho địa phương
Thông tin được các chuyên gia chia sẻ tại hội nghị Khoa học Quốc tế Kiểm nghiệm Thực phẩm 2024 diễn ra tại Hà Nội trong 2 ngày (24-25/10) do Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) tổ chức.
Những năm gần đây,ốinguymấtantoànthựcphẩmvẫncònhiệndiệlịch thi đấu siêu cúp nam mỹ thực phẩm phong phú về chủng loại và đa dạng về mẫu mã lưu thông rộng rãi trên thị trường. Trong đó, một số sản phẩm thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, cơ quan quản lý nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm.
Đồng thời, chủ động phối hợp trong xây dựng quy định, chính sách pháp luật và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý các cơ sở vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Kiểm nghiệm thực phẩm đưa ra kết quả chính xác sẽ đáp ứng kịp thời yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý về an toàn thực phẩm.
"Hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm tại Việt Nam được đầu tư. Tuy nhiên, trang thiết bị hiện đại vẫn chủ yếu tập trung tại tuyến trung ương.
Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan đang tích cực nâng cao năng lực kiểm nghiệm đối với tuyến địa phương thông qua cải tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, từng bước đầu tư trang thiết bị, chuyển giao công nghệ, đào tạo chuyên môn...", Thứ trưởng Tuyên nhấn mạnh.
PGS.TS Lê Thị Hồng Hảo, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, khoa học kiểm nghiệm thực phẩm là một chuyên ngành đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ và hiệu quả từ phát triển nguồn nhân lực chuyên môn sâu đến xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc tiên tiến và hiện đại.
Trong những năm gần đây, hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm tại Việt Nam được chú trọng đầu tư, nhờ đó đã làm thay đổi đáng kể diện mạo của ngành kiểm nghiệm thực phẩm.
Tuy nhiên, tình hình thực tế các sự cố an toàn thực phẩm gần đây cho thấy vẫn còn những mối nguy hiện diện trong các sản phẩm thực phẩm tiêu thụ hằng ngày.
"Do đó, ngoài việc đầu tư phát triển về các kỹ thuật kiểm nghiệm hiện đại, chuyên sâu, các phòng kiểm nghiệm cần chú trọng đẩy mạnh hoạt động đánh giá nguy cơ nhằm cung cấp các bằng chứng khoa học hỗ trợ công tác quản lý an toàn thực phẩm", PGS Hảo nhấn mạnh.
Đánh giá nguy cơ nhằm xếp hạng nhóm thực phẩm có nguy cơ
Theo TS Trần Cao Sơn, Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm, phân tích nguy cơ là một quá trình nhằm xác định các mối nguy, xác lập các ảnh hưởng đối với sức khỏe, tìm các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ, thông báo thông tin nhằm phòng tránh nguy cơ, phân loại các nguy cơ.
"Thực phẩm nào có nguy cơ cao nhất thì kiểm soát chặt nhất, việc xếp loại nguy cơ để từ đó chúng ta có biện pháp phòng ngừa, tần suất giám sát phù hợp.
Tuy nhiên, thực tế, nghiên cứu đánh giá nguy cơ tại nước ta còn ít, mới chỉ tập trung vào mối nguy hóa học, mối nguy vi sinh đóng vai trò quan trọng thì ít nghiên cứu thực hiện", TS Sơn nói.
Vì thế, ông cho rằng cần xây dựng và tạo điều kiện phát triển đơn vị đầu mối đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm, thiết lập hệ thống quản lý dữ liệu cho đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm, cũng như cơ chế chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức…
Tiến sĩ Nguyễn Thị Phúc, nhóm An ninh Y tế và các tình trạng Y tế Công cộng khẩn cấp, Văn phòng WHO tại Việt Nam, cũng đánh giá gánh nặng bệnh tật do thực phẩm là rất lớn. Ước tính trên thế giới cứ 10 người thì có 1 người bị bệnh liên quan đến thực phẩm.
Các bệnh lây truyền qua thực phẩm có thể gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi. Ước tính mỗi năm các bệnh này gây ra 420.000 ca tử vong trên toàn cầu, đáng buồn là 1/3 trong số này là trẻ em.