- Trong khi một số thí sinh gặp khó với đề thi môn Tiếng Anh thì các giáo viên nhìn nhận đề thi năm nay mang tính thực tiễn,áoviênĐềthitiếngAnhkhôngđánhđốhọti so ma cao giàu kiến thức xã hội.
Cô Nguyễn Thị Hoài Hương (Tổ trưởng tổ Ngoại ngữ, Trường THPT chuyên Sư phạm(Trường ĐH Sư phạm Hà Nội): "Phổ điểm năm nay khá hơn năm ngoái"
Đề thi môn tiếng Anh của kỳ thi THPT năm 2016 khó hơn đề thi năm 2015, theo đúng chủ trương của Bộ GD-ĐT.
Đề thi có khả năng phân loại học sinh: Phần dễ chiếm khoảng 20%, phần trung bình chiếm khoảng 40%, phần khó chiếm khoảng 40%.
Cô Nguyễn Thị Hoài Hương |
Năm nay học sinh đã được chuẩn bị về cấu trúc và dạng thức của đề nên sẽ chủ động và có sự chuẩn bị tốt hơn. Do đó, về phổ điểm có thể điểm năm nay sẽ khá hơn năm ngoái. Đỉnh của phổ điểm năm nay có thể được nhích lên 3 đến 3,5. Khả năng phân hóa của đề thể hiện rõ ở phân đoạn trên 3,5.
Về cấu trúc: Tương tự như đề thi năm ngoái, đề thi năm nay bao gồm 2 phần: trắc nghiệm và tự luận. Đề thi bao gồm 9 bài trắc nghiệm (Ngữ âm, Từ vựng và Ngữ pháp tổng hợp, Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa, Phát hiện lỗi sai, Đọc hiểu, Điền từ) và 2 dạng bài tự luận (Viết lại câu và Viết đoạn văn).
Về nội dung: Đề thi bao gồm cả các phần kiến thức bám sát kiến thức SGK. Có khoảng 20% số câu dễ, rơi vào các điểm ngữ pháp – từ vựng quen thuộc để học sinh học lực yếu và trung bình kém có thể đạt được điểm. Số câu mức trung bình chiếm khoảng 40% và mức khó chủ yếu rơi vào dạng bài đọc hiểu (2 bài) và một số câu trong phần viết lại câu.
Các câu khó cũng không quá “đánh đố” nhưng chiếm khoảng 40%, chủ yếu rơi vào phần kiểm tra kĩ năng đọc hiểu. Một số phần kiến thức mà học sinh sợ như thành ngữ, cụm động từ, cụm giới từ… cũng đều rơi vào các cụm từ quen thuộc, hoặc có một số từ xung quanh để đoán nghĩa.
Cô Lại Thị Thắm (Tổ trưởng chuyên môn Ngoại ngữ, Trường THPT Nhân Việt, TP.HCM): Phân hóa rõ ở phần Đọc hiểu
Phần Trắc nghiệm ngữ pháp bám sát SGK, không đánh đố học sinh, các cấu trúc ngữ pháp cơ bản.
Nếu như học sinh hay lo sợ một số câu khó về thành ngữ, cụm động từ, thì đề thi năm nay cho thành ngữ rất quen thuộc như câu 20 ở mã đề 852.
Thí sinh xem lại bài sau buổi thi môn tiếng Anh (Ảnh: Lê Văn) |
Phần Đọc điền từ vào chỗ trốngtương tự như đề thi 2015. Mức độ của phần này tương đối dễ, học sinh trung bình có thể làm được 6 - 7 câu.
Phần Tìm từ trái nghĩa học sinh trung bình có thể làm được câu 43.
Đối với phần Đọc hiểu, độ dài tương tự đề thi 2015, và đây là phần phân hoá rõ nhất trong đề thi. Học sinh trung bình chỉ có thể đạt được 20 - 30%. Học sinh khá có thể đạt được 60%.
Chủ đề đoạn văn quen thuộc cũng là chủ đề của bài 12 trong SGK.
Học sinh trung bình có thể đạt điểm ở 40% câu dễ, rơi vào các điểm ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc trong chương trình SGK. Mức độ khó rơi vào 2 bài đọc hiểu.
Cô Bùi Ánh Dương(giáo viên Trường THPT Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội): Gợi mở phương pháp giảng dạy mới
Đề thi đã bám rất sát với chương trình của học sinh, về kiến thức xã hội đặc biệt rất cập nhật và thú vị. Đề thi năm nay cũng có khả năng phân hóa cao…
Cô Bùi Ánh Dương |
Để đạt điểm cao, học sinh phải nắm rất vững kiến thức ngữ pháp, đồng thời kỹ năng ngôn ngữ của các em cũng phải tốt vì trong khoảng thời gian 90 phút nhưng phải hoàn thành nhiều dạng bài với nhiều nội dung khác nhau.
Dạng đề thi như thế này cũng sẽ gợi mở nhiều phương pháp giảng dạy tiếng Anh mới đối với các giáo viên tiếng Anh.
Với những học sinh không chuyên về tiếng Anh thì có thể 7- 7,5 điểm là mức phổ biến.
Cô Trần Thị Vũ Hằng (giáo viên tiếng Anh, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định):"Đề thi không bất ngờ"
Cấu trúc đề thi năm nay cũng tương tự như đề thi năm 2015 nên không gây bất ngờ cho học sinh.
Đề thi rất cơ bản, đảm bảo đánh giá tốt học lực của thí sinh, từ mức trung bình đến khá, giỏi và xuất sắc. Phần kiểm tra ngữ âm, ngữ pháp cơ bản, bám sát chương trình sách giáo khoa, trọng tâm là chương trình sách giáo khoa 12, nên thì sinh không khó để hoàn thành nội dung này.
TS. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh(Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Bồi dưỡng giáo viên, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội): "Mức điểm phân loại khá giỏi tốt hơn"
Đề thi đánh giá được khả năng, năng lực sử dụng ngôn ngữ, thành ngữ, khẩu ngữ và liên kết từ trong ngữ cảnh. Câu hỏi có tính thời sự cao: vấn đề an toàn thực phẩm, Tổng thống Obama…Chủ đề, chủ điểm đa dạng.
TS Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh |
Về dạng của các câu hỏi đều quen thuộc với HS. Có điểm khác biệt so với năm ngoái đó là mức điểm phân loại khá giỏi tốt hơn, phù hợp với mục tiêu sử dụng kết quả của kỳ thi để xét tuyển vào các trường ĐH.
Cô Đặng Thị Hoài Thu, giáo viên tiếng Anh (Trường THPT Hoằng Hóa 4 – Thanh Hóa): "Khó hơn một chút là tất yếu"
Đề thi bám sát chương trình và SGK. Phần ngữ âm và đánh trọng âm, từ vựng hầu hết trong SGK.
Trong bài viết luận, nếu học sinh học tốt các chủ đề trong SGK sẽ giải quyết tốt phần này, bởi trong chương trình có một chủ đề về Các môn thể thao dưới nước.
Giáo viên sẽ cho học sinh luyện tập về chủ đề này, trong đó có những bài luận như lợi ích của môn bơi lội, hoặc lợi ích của việc biết bơi.Cô Đặng Thị Hoài Thu |
Đề thi năm nay khó hơn năm ngoái một chút nhưng đó là xu thế tất yếu để có thể kiểm tra, phân loại học sinh vào ĐH, CĐ. Kiến thức ngữ pháp trong đề rải khá đều ở cả 3 năm còn từ vựng chủ yếu tập trung ở lớp 12.
Năm nay, để đạt điểm 9, 10 đối với học sinh khá, giỏi không phải dễ nhưng điểm 7-8 thì nằm trong tầm tay của các em. Dự kiến điểm 7-8 sẽ nhiều ở nhóm học sinh thi xét ĐH, CĐ và điểm 4-5 sẽ nhiều ở học sinh xét tốt nghiệp, có học lực trung bình.