Trao đổi với VietNamNet,ấnchỉnhviệckêugọicựuhọcsinhđóngtriệulớpkỷniệmthànhlậptrườgiải hạng nhì tây ban nhaông Tạ Hồng Lựu – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết, liên quan tới việc Trường THPT Nông Cống 1 kêu gọi các cựu học sinh đóng góp 15 triệu đồng/lớp cho Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường, Sở đã yêu cầu Ban giám hiệu nhà trường chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong việc này.
Theo ông Lựu, kêu gọi xã hội hóa ko cấm, nhưng trên tinh thần tự nguyện, nếu ấn định là sai.
Sau khi có thông tin báo chí phản ánh, Sở GD-ĐT đã yêu cầu Trường THPT Nông Cống 1 báo cáo. Theo lý giải của Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 1, kế hoạch thu, chi chỉ là kế hoạch nội bộ, không phát tán ra bên ngoài.
“Việc kêu gọi xã hội hóa và xây dựng kế hoạch thuộc phạm vi của nhà trường. Tuy nhiên, kế hoạch ấn định như vậy là không nên. Chúng tôi đã yêu cầu nhà trường chấn chỉnh lại và rút kinh nghiệm”, ông Lựu cho biết.
Cũng theo ông Lựu, trước đó, Trường THPT Lê Văn Hưu (huyện Thiệu Hóa) cũng kêu gọi đóng góp hơn 2,6 tỷ đồng cho Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường.
Sau khi có thông tin phản ánh, Thanh tra Sở GD-ĐT Thanh Hóa kết luận việc kêu gọi xã hội hóa không cấm. Tuy nhiên, dự kiến tổng kinh phí hơn 2,6 tỷ đồng, trong đó, một số hạng mục chưa thiết thực, còn gây lãng phí. Sở cũng đã có văn bản nhắc nhở, chỉ đạo chung trên toàn tỉnh đối với việc này.
Như VietNamNetđã phản ánh, mới đây, nhiều cựu học sinh Trường THPT Nông Cống I (huyện Nông Cống, Thanh Hóa) nhận được thư ngỏ kêu gọi tập thể giáo viên, các thế hệ cựu học sinh, các bậc phụ huynh, các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chung tay đóng góp, hỗ trợ nhà trường cho Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập.
Theo bảng kê các hạng mục công trình dự kiến thực hiện có tất cả 13 hạng mục, gồm: Lát gạch sân trước và sau nhà 3 tầng; lát gạch sân trung tâm; đá biểu trưng; sơn tòa nhà A; nhà B; nhà C; nhà D; sơn nhà đa năng, sơn tường rào; xây dựng phòng truyền thống; biên tập và in kỷ yếu; kinh phí tuyên truyền; kinh phí tổ chức Lễ, Hội.
Trong tổng số 13 hạng mục trên, có 5 hạng mục đề số tiền dự toán, gồm: Đá biểu trưng (200 triệu đồng); xây dựng phòng truyền thống (400 triệu đồng); biên tập và in kỷ yếu (1.000 cuốn - 200 triệu đồng); kinh phí tuyên truyền (270 triệu đồng) và kinh phí tổ chức Lễ, Hội (1,09 tỷ đồng).
Điều đáng nói, trong kế hoạch tổ chức, nhà trường đã ấn định “cào bằng” số tiền hàng chục triệu đồng đối với từng lớp theo năm học.
Cụ thể, đối với các lớp tốt nghiệp năm 2013 trở về sau, mức tối thiểu 10 triệu đồng/lớp; Các lớp tốt nghiệp trước năm 2013, mức tối thiểu là 15 triệu đồng/lớp khiến nhiều cựu học sinh bức xúc.