Thức đêm để lựa rau,Đờingườiởchợrauđêtỷ số chile nhặt rau
0 giờ đêm cuối năm se lạnh, tôi kéo lại chiếc áo phông trên người cho kín gió, kiếm một chỗ khóa xe an toàn rồi hòa mình vào đám đông náo nhiệt ở chợ rau đêm Bình Dương (chợ Thủ). Càng về khuya, xe chở rau, cu, quảã nhập chợ ngày càng nhiều và ai nấy cũng tất bật cho đến 4-5 giờ sáng. Có biết bao mảnh đời lam lũ ở chợ rau như thế.Đời rau!
Nhác thấy tôi sà vào hàng rau, một chị đã nhanh nhảu: “Chú ơi mua giùm chị nhé! Lần đầu tiên đến đây phải không? Hôm nay chị bán ế, tồn hàng mai lỗ vốn mất”. Chưa kịp trả lời đã nghe đầu bên kia có người gọi í ới: “Ôi cậu, sao cậu lại ra đây? Cậu em này ở gần nhà tôi, không làm ăn buôn bán gì đâu. Chắc mua ít về ăn cơm thôi đấy mà”.
Tôi cũng khá bất ngờ khi gặp chị Thu ở đây. Ban đêm ở chợ rau trông chị “bết” hơn ban ngày ở nhà. Chín giờ sáng, chị chạy ra chợ Phú Hòa thu gom rau củ quả nông sản của bà con các huyện vùng ven đem về bán, đến 9 giờ tối chị lại bày biện cả ra chợ rau Bình Dương rồi ngồi thâu đêm phân phối lại các đại lý khác kiếm lời. Lúc này, chị, áo khoác xộc xệch, trán bết mồ hôi, tay, chân, miệng hoạt động “hết công suất”: bỏ rau vào túi cho khách, xếp lại chồng rau kia cho gọn gàng, thối tiền, ra giá, càu nhàu người này trả rẻ, ngọt ngào mời người kia mua hàng... Hàng rau của chị cùng một vài chị bạn bên cạnh cùng ở Phú Mỹ lúc nào cũng đông khách, bởi rau tươi ngon mà giá lại phải chăng hơn các hàng khác.
Rau tươi nườm nượp đổ về chợ rau đêm Bình Dương
Cô Nguyễn Thị Ba, nhà ở tận Lai Uyên (Bến Cát) năm nay đã 63 tuổi nhưng cô nói không biết mình đã ở chợ rau bao nhiêu năm. Chỉ biết lúc còn nhỏ đã được mẹ dắt đi buôn rau quả ở chợ. Hồi đó tuy hàng hóa không phong phú như bây giờ nhưng hàng tại chỗ do bà con nông dân trong vùng trồng thì nhiều, lại ngon. Trải qua một đời bán rau, cô đã bán không biết bao nhiêu loại rau củ. Giờ về già, không còn khả năng đi xa lấy hàng, cô Ba chuyển sang chuyên bán rau môn. Buổi sáng ở nhà cắt cho thật đầy các giỏ, rồi đi thu gom thêm của bà con trong xã, tối đến lại bày hàng rau môn “độc quyền” ra tấm bạt chờ các mối ở xa đến lấy. Hàng tuy không mỹ vị cao sang gì nhưng mỗi đêm cô bán cũng được 400 - 500kg cây môn, trừ hết các chi phí cũng lời được vài trăm ngàn.Không chỉ người địa phương mới buôn rau ở chợ rau. Có nhiều người từ nơi khác đến và cung cấp rau số lượng lớn. Chị Trần Thị Bé, nhà ở tận Tiền Giang cũng đến Bình Dương buôn... rau. Hai mẹ con chị ban ngày thu gom rau ở quê, đủ loại hành, tỏi, rau thơm, dưa leo, bắp sú... rồi chất lên xe tải, 21 giờ xuất phát, 0 giờ đêm đã bày hàng ra bán ở chợ rau đêm Bình Dương, đến 5 giờ sáng đã tất tả lo thu gom hàng rồi dong xe về lại Tiền Giang cho kịp mua hàng mới. Chị Bé cho biết chị tuy mới 43 tuổi nhưng đã có “thâm niên” 30 năm buôn bán rau, củ. Nói vui, đời chị cũng là đời rau, cuộc đời của người sống về đêm bên gánh hàng rau. Không những thế, chị còn tập cho 2 người con trai làm theo nghề của mẹ.
Rau tươi tỏa ra các nẻo đường đến với người tiêu dùng
Chợ đêmChợ rau Bình Dương không sầm uất và rộn ràng như chợ đầu mối Thủ Đức hay Bình Điền (TP.HCM) nhưng cũng khá tấp nập với hơn 30 tiểu thương hoạt động thường xuyên. Rau ở đây lại về theo rất nhiều con đường khác nhau. Do tốc độ đô thị hóa ở Bình Dương nhanh nên ngày càng ít đi lượng rau tại chỗ. Tuy vậy, hàng ngày các chợ vùng ven vẫn cung cấp một lượng rau rất lớn. Phần còn lại do các tiểu thương nhập về từ chợ nông sản Thủ Đức và Bình Điền và các tỉnh miền Tây.
Chợ rau đêm Bình Dương tuy đúng chức năng là chợ mua bán rau, phân phối hàng rau tươi sống cho những người bán lẻ nhưng lại... chẳng phải là chợ. Bởi đây chỉ là phần đất trống trước khu trung tâm thương mại Bình Dương. Ban ngày, đây là bãi giữ xe. Đầu đêm về là khu bày bán quần áo và nữ trang. Kể từ 0 giờ trở đi, lại trở thành chợ rau. Chợ rau đêm Bình Dương tuy nhỏ nhưng mặt hàng nào cũng có, kể cả các loại rau quả cao cấp đến từ Đà Lạt hay bó môn, ký đậu, trái dưa leo, rau má... được trồng chính từ địa phương.
Đời chợ - đời người
Chợ rau đêm Bình Dương có từ khi nào, hầu như chẳng ai có câu trả lời chính xác. Những người già bảo lâu lắm cũng không ai nhớ nữa. Chị Loan, bán rau ở chợ trả lời: “Tôi theo mẹ đi chợ này từ năm 14 tuổi, tới nay là 37 tuổi rồi”. Một chị khác nhớ lại: “Hồi tôi ở quê xuống đây mua bán rau mới có 12 tuổi. Bây giờ tôi 33 tuổi rồi. Chợ cũng có mấy chục năm rồi chứ chẳng ít”. Tôi hỏi “Chợ có từ khi nào” với gần cả chục người và nhận lại cũng ngần ấy những câu trả lời tương tự như thế - những câu trả lời “lạc đề” nhưng lại khiến người nghe bâng khuâng nhiều tâm trạng. Ngẫu nhiên, vô định hay vì chợ đã là một phần cuộc sống mà cứ nghe hỏi đến là các chị lại “mặc định” với câu trả lời gắn đời mình trong đó?
Chợ đêm. Dưới ánh đèn đường, nhìn vợ anh Bình khệ nệ với mấy bao bầu, bí, đậu, mướp; nhìn chị Bé, cô Ba lựa từng bao rau, mớ đậu, nâng lên đặt xuống mấy trái bầu, gõ gõ để chọn trái non, trả treo... lại thấy hiện ra hình ảnh của những người vợ, người mẹ tất bật lo cho cuộc sống gia đình. Cũng sợ mua mắc, mua hớ, sợ mua rau dở sẽ bán ế, vì thế, cố đi sơm sớm để chọn được rau ngon, cố chịu cực ngồi bán lẻ, cố mời chào, dịu dàng với khách để bán được hàng, có thêm đồng lời lo cho con cái.
Khuất sau từng xe rau, ẩn sau ánh đèn đường, là những cuộc đời gắn bó với chợ đêm như thế.
KHÁNH VINH
Mong có được chỗ ngồi ổn định
Đó là mong muốn của tất cả các bà con tiểu thương ở chợ rau đêm Bình Dương. Có một điều kỳ cục là chợ đang tồn tại dưới dạng “bán tự phát”. Nhờ đạt được sự thỏa thuận cùng Ban quản lý chợ Bình Dương, các bà con tiểu thương được phép bày bán rau quả từ 0 giờ đến 5 giờ sáng. Phí mỗi đêm bán như thế là 5.000 đồng. Đối với người mua thúng, bán bưng là 2.000 đồng. Phí thu tiền rác mỗi tháng là 14.000 đồng.
Tuy nhiên, do không có sự liên thông về mặt quản lý giữa Ban quản lý chợ với UBND phường Phú Cường nên bà con tiểu thương ở đây đang chịu sự thiệt thòi về địa điểm mua bán. Cô Trần Thị Bé cho biết: “Giá như được vào chợ hẳn hoi có tốn tiền triệu tui cũng ráng mà vào để mua bán, làm ăn cho ổn định, chứ như hiện giờ khổ lắm. Ngồi bán mà cứ sợ người của phường xuống phạt. Biết là mình sai mới bị phạt nhưng cũng chẳng biết xoay xở như thế nào nữa, vì chẳng còn chỗ nào để ngồi bán ngoài chỗ hiện tại”.
Cũng theo bà con tiểu thương ở đây cho biết, mỗi lần thấy người thi hành công vụ đến, bà con phải nháo nhào đứng cả dậy ôm thúng, ôm mẹt bỏ chạy trối chết để trốn phạt. Khi đó rau quả tươi ngon cỡ nào cũng phải quăng đại vào thúng mà chạy. Bởi thế nên công việc làm ăn không thuận lợi, khách hàng mất dần rồi mất hẳn vì người mua chuyển sang mua ở các chợ khác.
Chính vì những khó khăn kể trên mà bà con tiểu thương ở chợ rau đêm Bình Dương chỉ mong có được một chỗ mua bán đúng nghĩa “chợ” để không phải tiếp tục vi phạm an ninh trật tự của phường, mà lại được tạo điều kiện thuận lợi để được làm ăn buôn bán.
DIỄM HỒ (Ghi)