Trong cuộc gặp gỡ ông Osamu Ikezoe,ămchinhphụcngườitiêudùngViệty lệ kèo bóng đá Tổng Giám đốc UNIQLO Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm 3 năm UNIQLO có mặt tại Việt Nam, rất nhiều tình cảm tri ân và chia sẻ tâm huyết được gửi gắm đến hàng triệu khách hàng Việt Nam đã luôn đồng hành và tin yêu thương hiệu.
“UNIQLO đến Việt Nam không chỉ để mở rộng kinh doanh. Chúng tôi còn đặt cho mình một sứ mệnh cao hơn là UNIQLO có giúp ích gì cho vùng đất mà chúng tôi có mặt không”, ông Osamu Ikezoe chia sẻ.
Thời điểm này của năm 2019, hơn 10.000 người đã xếp hàng dài trên khu vực đường Lê Thánh Tôn (quận 1, TP.HCM) khi UNIQLO khai trương cửa hàng đầu tiên tại đây. Sau 3 năm với 15 cửa hàng bán lẻ (trong đó có 4 cửa hàng với quy mô lớn, đặc biệt cùng nghệ thuật bài trí cửa hàng ấn tượng) và cửa hàng trực tuyến, UNIQLO từng bước chinh phục trái tim người tiêu dùng Việt Nam, trở thành một trong những thương hiệu quốc tế được yêu thích.
Khởi nguồn từ những giá trị Nhật Bản, triết lý LifeWear của UNIQLO hướng đến việc tạo ra những bộ trang phục tinh tế, đơn giản, chất lượng cao với giá thành phải chăng, hợp lý, là mảnh ghép vừa vặn với những gì người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, kiếm tìm.
Ông Osamu nhận biết những bạn trẻ Gen Z ngày nay có thói quen lựa chọn sản phẩm rất khác biệt. Bên cạnh sự quan tâm về kiểu dáng, các bạn cũng chú ý lựa chọn những dòng sản phẩm thể hiện được tính bền vững không chỉ là từ chất liệu bền vững mà còn có thể sử dụng được lâu dài, từ đó góp phần giảm thiểu rác thải thời trang và bảo vệ môi trường. LifeWear của UNIQLO cũng vậy, luôn cố gắng để có thể phát triển bền vững hơn bằng cách tìm ra những chất liệu không tạo thêm gánh nặng cho môi trường bên cạnh việc không ngừng cải tiến để mang đến các sản phẩm với chất lượng và độ bền cao để có thể đồng hành cùng người mặc trong lâu dài.
“Việt Nam là một thị trường trẻ và năng động, mọi người luôn cố gắng hết sức để vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống”, ông Osamu chia sẻ. “UNIQLO mong muốn được tiếp bước tinh thần đó, đóng góp cho sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam".
3 năm tại Việt Nam là quãng thời gian tuy không dài nhưng đủ để UNIQLO đạt được nhiều cột mốc quan trọng. Với 2 kho hàng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM cùng hệ thống sản xuất hợp tác chặt chẽ cùng các nhà máy địa phương, UNIQLO đã góp phần tăng cường sự hiện diện của các sản phẩm “Made in Vietnam”, qua đó mở ra những cơ hội về việc làm, hoàn thiện hơn nữa chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, những công việc thầm lặng như tặng khẩu trang, áo AIRism, DRY-EX cho các chiến sĩ y tế trong mùa dịch, tổ chức những “Phiên chợ xanh tử tế" giúp người nông dân Việt tiếp cận với nhiều nguồn khách hàng mới, những chuyến thiện nguyện mang quần áo ấm cho các em nhỏ nơi miền núi xa xôi từ chương trình RE.UNIQLO… đã thể hiện được tinh thần tận tâm của UNIQLO.
Chia sẻ về những kế hoạch sắp tới, ông Osamu Ikezoe cho biết sẽ tiếp tục mở rộng cửa hàng, đáp ứng nhu cầu của các phân khúc khách hàng khác nhau tại Việt Nam.
UNIQLO cũng tiếp tục hợp tác với các đối tác địa phương từ sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng đến doanh nghiệp, tổ chức để phát triển hài hòa với sự phát triển của Việt Nam nói chung. Tiếp tục xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân tài Việt cũng là một trong những mục tiêu không tách rời trong hành trình phát triển của UNIQLO. Không chỉ gia tăng về số lượng nhân viên, UNIQLO cũng đặc biệt chú trọng vào việc xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ tại Việt Nam để đào tạo họ trở thành những nhà lãnh đạo toàn cầu. Hiện nay, 75% trong số các cửa hàng trưởng của UNIQLO trên toàn bộ hệ thống và 02 quản lý cấp khu vực là nhân sự người Việt. Ngoài ra, 50% các vị trí lãnh đạo của UNIQLO là phái nữ.
Đặc biệt, từ tháng 10/2022, UNIQLO đã bắt đầu tuyển dụng nhân sự người khuyết tật trên cơ sở kết hợp cùng với các tổ chức xã hội nhằm mang đến cơ hội hòa nhập, làm việc và cống hiến bình đẳng theo đúng năng lực dành cho các bạn. Tiếp bước những nỗ lực ấy, ông Osamu Ikezoe cũng đặt ra quyết tâm và cam kết theo đuổi các mục tiêu về phát triển nhân sự tại UNIQLO trong dài hạn.
Cuối cùng, UNIQLO sẽ không ngừng cố gắng để trở thành thương hiệu thời trang có trách nhiệm nhất trên toàn cầu và tại địa phương theo mục tiêu bền vững vào năm 2030 từ Tập đoàn Fast Retailing bằng cách giảm 90% lượng khí thải nhà kính và tăng tỷ lệ sản phẩm sử dụng vật liệu tái chế lên khoảng 50% vào năm 2030 trên phạm vi cả tập đoàn.
“Với chặng đường đã đi qua và sự ủng hộ không ngừng của khách hàng và đối tác địa phương, chúng tôi tin tưởng vào tương lai tươi sáng của UNIQLO Việt Nam trong thời gian tới”, ông Osamu nói thêm.
Ngọc Minh