Ngày 10/10,ủtướngPhạmMinhChínhphátbiểuchàomừngNgàyChuyểnđổisốquốkèo đá banh tối nay tại Hà Nội, Bộ TT&TT tổ chức chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023chủ đề “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị”, được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam.
Chung tay đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia
Sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm nay là lần thứ hai liên tiếp có Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban về chuyển đổi số quốc gia tham dự. Sự hiện diện của Thủ tướng tại ngày hội chuyển đổi số là nguồn động viên và khích lệ toàn dân, cả hệ thống chính trị tham gia chuyển đổi số.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, việc tổ chức sự kiện Ngày Chuyển đổi số quốc gia thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta, của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước trong chuyển đổi số.
Sự kiện cũng chuyển tải thông điệp “Chuyển đổi số một cách tổng thể, xuyên suốt, toàn diện, bao chùm, liên thông nhưng có trọng tâm, trọng điểm, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp, mang lại lợi ích thiết thực cho quốc gia, dân tộc và cho chính người dân, doanh nghiệp là yếu tố quyết định đảm bảo sự thành công trong chuyển đổi số quốc gia”.
Thủ tướng cũng lưu ý rằng, chuyển đổi sốvừa có thời cơ, thuận lợi, vừa có khó khăn, thách thức, và điều quan trọng là chúng ta phải có bản lĩnh, trí tuệ nhằm phát huy tối đa thời cơ, thuận lợi và hóa giải có hiệu quả những thách thức, khó khăn để phát triển, với tinh thần “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”.
Nhấn mạnh chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là yêu cầu khách quan với mỗi quốc gia, là sự lựa chọn chiến lược để xây dựng và phát triển đất nước nhanh, toàn diện, hiện đại và bền vững, Thủ tướng cho biết, nhiều văn kiện và nghị quyết của Đảng đã đề cập sâu sắc về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số trong các mục tiêu, quan điểm phát triển và đột phá chiến lược; xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Chuyển đổi số quốc gia đã xác định tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số, phát triển ổn định và thịnh vượng, tiên phong ứng dụng các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, bao trùm và rộng khắp, không để ai bị bỏ lại phía sau.
“Chính phủ Việt Nam xác định mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu để hiện thực hóa khát vọng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, người dân được ấm no, hạnh phúc”, Thủ tướng khẳng định.
Theo Thủ tướng, năm 2023 là năm dữ liệu số quốc gia, với quan điểm dữ liệu số là tài nguyên quốc gia, là nền tảng của sự phát triển, chúng ta cần nắm bắt, tận dụng cơ hội để khai thác, phát huy giá trị của dữ liệu số trở thành nguồn lực quan trọng cho phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Khẳng định Việt Nam muốn thành nước phát triển có thu nhập cao thì bắt buộc phải chuyển đổi số, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số cho biết, Việt Nam đã bước vào năm thứ tư của chuyển đổi số. Năm nay là năm dữ liệu số quốc gia, năm tạo ra giá trị mới từ dữ liệu, tạo ra các kết quả thiết thực và cũng là năm sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao, mà đặc biệt là trí tuệ nhân tạo để giải các bài toán cụ thể của Việt Nam.
Cùng với việc chỉ ra đặc trưng riêng có của tài nguyên dữ liệu là do con người tạo ra và không bị cạn kiệt, người đứng đầu ngành TT&TT cũng lưu ý về vai trò quyết định của người nắm giữ nền tảng số, dữ liệu số: “Chuyển đổi số Việt Nam mà không dựa trên các nền tảng số Việt Nam thì người hưởng lợi chính từ chuyển đổi số Việt Nam lại không phải Việt Nam. Nền tảng số Việt Nam là lời giải chính và đột phá cho chuyển đổi số Việt Nam”.
Người Việt kể câu chuyện chuyển đổi số Việt Nam
Tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng cho biết, chuyển đổi số của Việt Nam đã thực sự trở thành toàn dân và toàn diện. Mục tiêu phổ cập số luôn được xác định là trọng tâm. Chúng ta đã có gần 100.000 Tổ công nghệ số cộng đồng tại từng thôn bản để hướng dẫn người dân chuyển đổi số.
Năm 2023 cũng là năm bùng nổ của các ứng dụng AI. Ước mơ mỗi người dân, mỗi cán bộ công chức, viên chức có một trợ lý riêng, ước mơ trao thêm quyền năng tri thức cho con người, cho gần 3 triệu công viên chức, cho hàng trăm triệu người dân Việt Nam đã trở thành hiện thực.
Theo Bộ trưởng, ngành TT&TT đang triển khai 4 trợ lý ảo quan trọng là trợ lý ảo hỗ trợ cho lĩnh vực lập pháp, trợ lý ảo hỗ trợ hành pháp, trợ lý ảo ngành tư pháp và trợ lý ảo hỗ trợ pháp lý cho người dân.
Điểm nhấn nổi bật của sự kiện Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2023 là các thành tựu chuyển đổi số thời gian qua đã được khắc họa qua chương trình nghệ thuật lấy cảm hứng từ những câu chuyện thật, với sự tham gia của những nhân vật thật. Họ là những cá nhân, doanh nghiệp đã và đang tích cực lan tỏa mạnh mẽ tinh thần chuyển đổi số trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Đó là câu chuyện của Rạng Đông, một doanh nghiệp sản xuất truyền thống được thành lập từ năm 1961. Tưởng chừng như Rạng Đông sẽ lụi tàn sau biến cố lịch sử năm 2019, thế nhưng biến cố ấy lại tạo nên sức ép để Rạng Đông quyết tâm chuyển đổi số, mở ra một không gian tăng trưởng mới.
Chia sẻ tại Ngày Chuyển đổi số 2023, ông Nguyễn Đoàn Thăng, vị lãnh đạo chuyển đổi số 81 tuổi của Rạng Đông cho hay: “Ngày nay, công nghiệp hóa có nội hàm là chuyển đổi số các nhà máy, xí nghiệp sản xuất. Rạng Đông đã làm được. Tôi tin rằng các nhà máy sản xuất truyền thống Việt Nam cũng sẽ làm được, miễn là chúng ta có tinh thần đổi mới, chấp nhận cái mới”.
Ở một câu chuyện khác, nền tảng cảng biển số của công ty VSL đã giúp hoạt động của nhiều cảng biển Việt Nam diễn ra trên môi trường số trực tuyến và toàn trình.
Trong 10 năm, từ con số 0, ông Tạ Minh Vang - Tổng giám đốc công ty VSL đã thực hiện hóa khát vọng xây dựng hệ sinh thái chuyển đổi số cảng biển do Việt Nam làm chủ ở 22 cảng biển, kết nối gần 200 hãng tàu trên toàn thế giới, trên 900 doanh nghiệp vận tải và gần 30.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu tích hợp, chia sẻ dữ liệu để tạo ra giá trị. Nền tảng chuyển đổi số cảng biển chính là kết quả của sự kiên trì, bền bỉ theo đuổi ước mơ lớn, khát vọng lớn, doanh nghiệp nhỏ giải quyết bài toán lớn của quốc gia.
“Sự kiên trì, không nản chí trước khó khăn với tinh thần dám nghĩ, dám làm, khi gặp vấn đề khó thì tìm đến cơ quan quản lý nhà nước là Bộ TT&TT, Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương đã giúp giải pháp cảng biển số dẫn đầu thị trường Việt Nam và thay thế các sản phẩm nước ngoài”, ông Tạ Minh Vang chia sẻ kinh nghiệm của mình, đồng thời đưa ra lời kêu gọi “Hãy cùng nhau Make in Viet Nam”.
Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2023 cũng tôn vinh những tấm gương tiêu biểu, truyền cảm hứng và cổ vũ cộng đồng. Đó là trường hợp của cô Nông Thị Thuận, Tổ trưởng Tổ Công nghệ số cộng đồng của Ấp 3, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước và anh Đinh Văn Hinh, một người dân tộc Cơ Tu, Tổ trưởng Tổ hỗ trợ điểm dịch vụ công trực tuyến thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.
Cô Thuận và anh Hinh chính là 2 nhân tố điển hình khi nhắc tới những người đang ngày đêm đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân sử dụng sản phẩm dịch vụ số. Họ là những minh chứng cho chủ trương chuyển đổi số toàn dân và toàn diện, lấy người dân làm trung tâm, đưa họ lên môi trường số, bất kể dù đó là người già hay trẻ, biết hay không biết công nghệ.
Việt Nam có những bài toán đặc thù, gắn với bối cảnh Việt Nam. Những năm qua, có không ít ví dụ đã cho thấy Người Việt Nam có thể dùng công nghệ số để tự giải quyết vấn đề Việt Nam, không chờ đợi, phụ thuộc ai.
Minh chứng của việc dùng công nghệ số giải các bài toán Việt Nam được thể hiện rõ qua những dịch vụ công trực tuyến đang được cung cấp toàn trình hoàn toàn trên mạng, mang lại sự thuận tiện, nhanh chóng cho người dân nhờ kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Có thể kể đến là dịch vụ đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển trình độ đại học, trình độ cao đẳng của Bộ GD&ĐT, dịch vụ cấp hộ chiếu phổ thông của Bộ Công an cùng dịch vụ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh do Bộ Tài chính cung cấp.
Cũng cần phải nhắc tới các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam như Giao Hàng Tiết Kiệm, VNPT, Viettel, Bkav, MISA... đang từng giây, từng phút miệt mài sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số để giải quyết các bài toán Việt Nam.
Chương trình nghệ thuật được trình diễn tại Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 cũng tôn vinh các doanh nghiệp công nghệ Việt đã đi ra nước ngoài. Theo thống kê, trong năm 2022 tới năm 2023, đã có hơn 1.400 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng gần 20% so với năm 2021.
Những doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra nước ngoài tiêu biểu gồm Viettel, FPT, CMC, Rikkeisoft, VMO, NTQ và TMA… Đáng chú ý, doanh thu từ thị trường nước ngoài từ viễn thông của Viettel đã đạt 3 tỷ USD, của FPT từ CNTT và chuyển đổi số đã đạt 1 tỷ USD.
“Go Global” chính là cách để các doanh nghiệp trở nên xuất sắc, có năng lực cạnh tranh quốc tế, từ đó tồn tại lâu dài trong nước. Đi ra nước ngoài cũng là để phát triển Việt Nam, là mục tiêu và sứ mệnh của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Người dân, doanh nghiệp phải được hưởng lợi từ chuyển đổi số
Theo Thủ tướng, sự kiện “Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023” thể hiện sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, sự hưởng ứng mạnh mẽ của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học.
Nhận định chuyển đổi số Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu đáng trân trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, quyết tâm và kết quả đạt được của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho hay, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm phía trước, bao gồm việc giải quyết nhiều hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuyển đổi số, nhất là dữ liệu số. Nhiều khó khăn, vướng mắc, thách thức đã được Thủ tướng điểm ra như: kết nối, chia sẻ dữ liệu; số hóa dữ liệu; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về dữ liệu số; hạ tầng dữ liệu số; an toàn thông tin, an ninh mạng và nguồn nhân lực.
Do vậy, để chuyển đổi số quốc gia một cách hiệu quả, thực chất, chúng ta phải có chiến lược bài bản, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tạo sự thay đổi phương thức quản lý, vận hành, quản trị xã hội.
“Quan điểm xuyên suốt của Chính phủ là lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực, nguồn lực của chuyển đổi số. Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và chính họ sẽ tạo ra nguồn lực cho sự phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Với thông điệp “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới” và yêu cầu “thông thoáng về chính sách, thông suốt về hạ tầng, thông minh về quản lý”, cùng với việc nêu rõ 4 quan điểm chủ đạo trong chuyển đổi số nói chung và tạo lập, khai thác dữ liệu số, Thủ tướng cũng chỉ đạo rõ các nhiệm vụ cần tập trung thực hiện tốt thời gian tới.
Trong đó, một nhiệm vụ được Thủ tướng nhấn mạnh là các bộ, ngành, địa phương cần tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách cho hạ tầng số, nền tảng số và nguồn nhân lực số để thúc đẩy dữ liệu số phát triển ổn định, bền vững. Sớm xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về dữ liệu số; danh mục dữ liệu dùng chung; quản lý chất lượng thông tin, dữ liệu để giám sát, đánh giá dữ liệu số một cách xuyên suốt và mang lại giá trị, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Luôn phải coi dữ liệu số là tài nguyên quốc gia, càng khai thác nguồn tài nguyên này thì đất nước càng phát triển.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh việc tạo lập dữ liệu thông qua triển khai xây dựng, phát triển, kết nối, chia sẻ, khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành; đẩy mạnh thu thập, xử lý, làm sạch dữ liệu, kết nối các hạ tầng số tập trung để khai thác, chia sẻ dữ liệu; sớm trình cấp có thẩm quyền chủ trương đầu tư xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia.
Thủ tướng cũng yêu cầu cầu các bộ, ngành, địa phương chung tay tháo gỡ những điểm nghẽn trong triển khai Đề án 06; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến thông qua tái cấu trúc quy trình, tái sử dụng dữ liệu sẵn có; hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh lên môi trường số; tăng cường công tác truyền thông để các cơ quan quản lý nhà nước, người dân, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, hiệu quả của chuyển đổi số, tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại...
Đọc toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị này.