Phản ánh với VietNamNet,ịthuhồiđấtlàmđườngvànhđaiHàNộichỉđượcđềnbùtiềncóđúngluậkết quả cúp nhật bản hôm nayđộc giả Nguyễn Văn Thịnh cho biết, gia đình anh ở làng Xâm Động, Vân Tảo, huyện Thường Tín (Hà Nội) nằm trong diện bị thu hồi đất khi dự án đường vành đai 4 chạy qua.
Cụ thể, trên mảnh đất có diện tích 300m2 này, gia đình anh Thịnh đang có 8 nhân khẩu, sinh sống trên 2 căn nhà (một căn nhà ống 2 tầng và một căn nhà 1 tầng) được xây dựng trên đất.
Mảnh đất được cấp “sổ đỏ” năm 2016 và do ông Nguyễn Văn Đức - bố anh Thịnh - đứng tên.
Anh Thịnh cho biết, khi dự án đường vành đai 4 chạy qua, mảnh đất của gia đình sẽ bị thu hồi 200m2, tức là mất hoàn toàn phần đất của ngôi nhà 1 tầng và 2/3 ngôi nhà 2 tầng đang ở.
“Diện tích đất còn lại là 100m2, nhưng chéo hình tam giác có cạnh nhỏ nhất chỉ 1,8m, rất khó để gia đình có thể xây lại hai căn nhà, đảm bảo chỗ ở cho 8 nhân khẩu. Trong khi theo dự thảo phương án đền bù, gia đình tôi lại không đủ điều kiện được bồi thường đất tái định cư mà chỉ được đền bù bằng tiền. Như vậy có đúng quy định không?”, anh Thịnh băn khoăn.
Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch, tư vấn cụ thể về trường hợp của gia đình anh Thịnh như sau:
Về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, tại Khoản 1 Điều 79 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Điều 79. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau:
a) Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền;
b) Trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.”
Để hướng dẫn quy định trên, Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định:
“Điều 6. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở
Việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc bồi thường về đất được thực hiện như sau:
a) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư".
Tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của UBND TP. Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND TP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP. Hà Nội hướng dẫn:
“Điều 7. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam có đủ điều kiện được bồi thường mà không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi, thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở, trong các trường hợp sau:
b) Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị thu hồi đất ở và diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở (đối với khu vực các huyện, thị xã: nhỏ hơn 30m2; đối với khu vực các quận: là diện tích không đủ điều kiện mặt bằng xây dựng công trình quy định tại Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 6/5/2011 của UBND TP).”
Từ các quy định nêu trên, với trường hợp cụ thể của gia đình anh Thịnh như phản ánh, Luật sư Tuấn Anh cho biết: Sau khi thu hồi, diện tích đất ở còn lại của gia đình anh tại huyện Thường Tín là 100m2, theo hướng dẫn tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND nêu trên thì không đáp ứng điều kiện được coi là "không đủ điều kiện để ở".
“Vì 100m2 đất ở còn lại của gia đình không được coi là không đủ điều kiện để ở nên theo Điểm b Khoản 1 Điều 79 Luật Đất đai 2013 thì việc bồi thường đối với diện tích đất đã thu hồi của gia đình sẽ được thực hiện bằng tiền. Việc bồi thường bằng tiền cho gia đình là đúng quy định của pháp luật.
Đối với việc thửa đất ở 100m2 còn lại méo mó, hình tam giác có cạnh nhỏ nhất chỉ 1,8m gây khó khăn cho việc xây dựng, gia đình có thể xử lý bằng cách chủ động liên hệ, thỏa thuận với các gia đình lân cận để nhận chuyển nhượng thêm một phần diện tích phù hợp và tiến hành hợp thửa với thửa đất hiện có để đảm bảo xây dựng công trình đạt thẩm mỹ, tiện dụng”, Luật sư Tuấn Anh tư vấn thêm.