Tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số
Chiều nay 25/3,ễnđànsốViệlich thi bong da Bộ TT&TT phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh tổ chức Diễn đàn số Việt Nam - Vương quốc Anhnhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số. Khai mạc diễn đàn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh tại Việt Nam Gareth Ward và Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đều đánh giá cao tiềm năng hợp tác song phương giữa Việt Nam - Vương quốc Anh trong lĩnh vực này.
Diễn đàn số Việt Nam - Vương quốc Anh được tổ chức chiều 25/3. |
Theo ông Gareth Ward, tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số có nền tảng vững chắc từ quan hệ song phương giữa 2 nước, quan hệ Anh - khu vực ASEAN và Ý định thư về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số, chuyển đổi số giữa Bộ TT&TT Việt Nam và DCMS vừa được ký kết.
Năm 2020, Anh đã sáng lập Mạng lưới Thương mại số nhằm hỗ trợ hợp tác công nghệ giữa Anh và châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Mạng lưới này phối hợp chặt chẽ, tạo nền tảng cho quan hệ đối tác nhiều tham vọng giữa Anh và ASEAN trong tất cả lĩnh vực của nền kinh tế số.
Về quan hệ song phương, Anh và Việt Nam đang hợp tác phát triển kinh tế số, đô thị thông minh, cơ sở hạ tầng phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững; Tăng cường phát triển thương mại và hợp tác đầu tư về công nghệ số với Việt Nam, hình thành quan hệ đối tác lâu dài.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh tại Việt Nam Gareth Ward phát biểu khai mạc Diễn đàn số. |
Ông Gareth Ward kỳ vọng, Diễn đàn số Việt Nam - Vương quốc Anh sẽ mở ra nhiều cơ hội mới, đồng thời cam kết đồng hành cùng Việt Nam trong chương trình phát triển số, xây dựng hệ thống số có khả năng đáp ứng sự phát triển nhanh của nền kinh tế, đưa ra những khuyến nghị về phát triển bền vững, tác động đến sự thịnh vượng và sức khỏe của người dân.
Phát biểu khai mạc tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết những năm gần đây, hợp tác song phương trong lĩnh vực thông tin truyền thông, đặc biệt là về chuyển đổi số giữa hai nước ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, góp phần khai thác và phát huy thế mạnh của hai quốc gia.
Diễn đàn số là cơ hội để các cơ quan, các chuyên gia cùng nhau trao đổi những bài học kinh nghiệm trong triển khai chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số. Đồng thời, mở ra cơ hội hợp tác cụ thể giữa Bộ TT&TT với các cơ quan chức năng của Vương quốc Anh trong chuyển đổi số. “Các lĩnh vực ưu tiên hợp tác bao gồm phổ cập kỹ năng số cho người dân, nâng cao năng lực và kỹ năng số của đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, triển khai những chương trình cụ thể hỗ trợ các địa phương phát triển kinh tế số và xã hội số; đo lường kinh tế số, xã hội số”,Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng lưu ý.
Việt Nam sẽ đo lường mức độ phát triển kinh tế số và xã hội số
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, Việt Nam đang tích cực triển khai chương trình Chuyển đổi số quốc gia với 3 trụ cột chính gồm Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Việt Nam đã thành lập Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số với Thủ tướng là Chủ tịch Ủy ban, thể hiện mức độ quan tâm cao nhất của Chính phủ Việt Nam với chuyển đổi số. Các bộ, ngành, địa phương kiện toàn Ban chỉ đạo về chuyển đổi số, tạo thành một mạng lưới thống nhất, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại Diễn đàn số Việt Nam - Vương quốc Anh |
Việt Nam đã có định hướng Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, với mục tiêu chuyển đổi cách thức phục vụ của cơ quan Nhà nước để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn; đồng thời chuyển đổi cách thức tổ chức, vận hành, môi trường và công cụ làm việc giúp cán bộ Nhà nước thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình.
Bộ TT&TT đã hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số, dự kiến ban hành trong thời gian tới. Phát triển kinh tế số với mục tiêu cho mỗi người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Bộ TT&TT và các bộ ngành liên quan đã xây dựng bộ tiêu chí đo lường mức độ phát triển của Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. “Năm 2021, Bộ đã tiến hành đo lường, xếp hạng mức độ phát triển Chính phủ số. Năm 2022 sẽ là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện đo lường, xếp hạng mức độ phát triển kinh tế số và xã hội số”,Thứ trưởng Dũng cho biết.
Mục tiêu làm chủ công nghệ của Việt Nam
Nghiên cứu từ nhiều tập đoàn lớn cho thấy với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế số có tốc độ phát triển nhanh và hấp dẫn trong khu vực.
Theo ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT&TT), công nghiệp công nghệ số là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam và đang có mức tăng trưởng 2 con số mỗi năm. Theo thống kê, Việt Nam đứng thứ 2 về xuất khẩu điện thoại di động chiếm tới 14,2% thị phần, đứng thứ 8 về máy tính, linh kiện; đồng thời cũng là một trong những quốc gia cung cấp, xuất khẩu phần mềm lớn trên thế giới.
Bộ TT&TT đã xây dựng Dự thảo Chiến lược phát triển công nghệ số Việt Nam đến năm 2025 với nhiều tham vọng. Trong đó có mục tiêu 70% các sản phẩm, dịch vụ CNTT Việt Nam đáp ứng nhu cầu nội địa. Để đạt mục tiêu này, Việt Nam sẽ thực hiện chiến lược: Nâng cao năng lực làm chủ công nghệ số; Xây dựng hệ sinh thái sản phẩm Make in Vietnam phục vụ cho nhu cầu trong nước; Xây dựng hạ tầng số; Phát triển thị trường; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực....
Ông Nick Russell, Phó Giám đốc Thương mại số, (Bộ Số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Vương quốc Anh) cho biết: Anh hiện có hơn 1.300 công ty phát triển AI trong tất cả các lĩnh vực tài chính, an ninh mạng, y tế, giáo dục. Các công ty khởi nghiệp về AI tăng gần gấp đôi với thế mạnh là nghiên cứu đầu tư và đổi mới. Ông Nick Russell hi vọng, quan hệ đối tác với Bộ TT&TT có thể tạo điều kiện cho công nghệ số tại Việt Nam và tin tưởng sẽ giúp Việt Nam nâng cao khả năng làm chủ công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thương mại song phương.
Duy Vũ
Hướng tới mục tiêu biến công nghệ số thành yếu tố đầu vào của sản xuất như điện, nước..., Bộ TT&TT và 27 doanh nghiệp có nền tảng số xuất sắc vừa ký kết hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số năm 2022.