Xác định công tác dân vận (CTDV) là nhiệm vụ trọng tâm,ệuquảtừphươngchâmGầndânsátdâkeo bong da 88 có tính quyết định đến việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Dân vận Huyện ủy Phú Giáo đã quan tâm chỉ đạo việc đổi mới phương thức CTDV, thực hiện đa dạng hóa về nội dung, phong phú về hình thức, lấy hiệu quả dân vận làm thước đo để thực hiện tốt công việc theo phương châm “Gần dân, sát dân, hiểu dân, trọng dân”.
Cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân
Ông Huỳnh Hướng, Phó ban Dân vận Huyện ủy Phú Giáo cho biết, tuy là một huyện vùng xa của tỉnh, đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí còn thấp, nhưng nhờ các khối vận ở xã, thị trấn đều do Phó Bí thư Thường trực phụ trách nên rất thuận lợi trong quá trình tổ chức vận động, tuyên truyền các chủ trương. Trong quá trình làm việc, cán bộ làm CTDV đã sâu sát và trở thành cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân trên từng địa bàn khu dân cư. Nhờ vậy, phong trào Dân vận khéo đã đi vào cuộc sống, tạo sự chuyển biến về nhận thức trong nhân dân. Quyền làm chủ của nhân dân tiếp tục được phát huy, nhiều ý kiến, kiến nghị, đề xuất và những bức xúc của nhân dân được cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở ghi nhận, tiếp thu và giải quyết kịp thời, tạo sự đồng thuận để nhân dân thi đua phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện hiệu quả các chương trình hành động cách mạng, phong trào thi đua yêu nước.
Các đơn vị quân đội trên địa bàn huyện Phú Giáo tham gia làm công tác dân vận, cùng nhân dân đào kênh, khơi thông dòng chảy tại xã An Long. Ảnh: M.HIẾU
Phú Giáo là huyện có nhiều đơn vị quân đội đứng chân, nên việc phối hợp với các đơn vị quân đội trong CTDV cũng được đẩy mạnh và đem lại nhiều kết quả thiết thực. Hoạt động dân vận của các đơn vị quân đội đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; đồng thời tạo ra sự gắn bó tình quân - dân mật thiết. Các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn huyện như Trung đoàn 271, Lữ đoàn 429, Binh chủng Đặc công; Kho K9, Cục Kỹ thuật Quân khu 7; Tiểu đoàn 60 Đặc công; trường Quân sự tỉnh… luôn tích cực tham gia CTDV. Với phương châm “Đi dân nhớ, ở dân thương, xem dân như người thân ruột thịt, có mặt giúp đỡ khi dân cần”, thông qua CTDV, các đơn vị quân đội trên địa bàn huyện đã xây dựng được hình ảnh người lính Cụ Hồ gần gũi trong lòng dân.
Các mô hình “Dân vận khéo” đã góp phần tạo sự đồng thuận trong nhân dân, thúc đẩy người dân các xã tích cực tham gia thực hiện tốt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Cũng từ công tác Dân vận khéo, phong trào xây dựng giao thông nông thôn được đẩy mạnh; nhiều công trình hạ tầng cơ sở được đầu tư và đưa vào sử dụng; nhiều trường học, trạm xá được nâng cấp hoặc xây mới; các chính sách xã hội được thực hiện kịp thời; phong trào đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn huyện được thực hiện tốt.
Xuất hiện nhiều điển hình
Anh Nguyễn Đình Cường, Trưởng Công an xã Tân Hiệp là một điển hình trong phong trào Dân vận khéo ở Phú Giáo. Điểm nổi bật ở anh là luôn có những giải pháp thích hợp trong việc vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phòng chống cháy nổ, bảo đảm an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, anh Cường còn tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tuyên truyền để người dân cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của các loại tội phạm. Nhờ gần gũi với người dân nên anh Cường đã có nhiều sáng kiến cải tiến thủ tục hành chính, giải quyết có hiệu quả những phản ảnh, kiến nghị của nhân dân, tham mưu với cấp có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết tốt nhu cầu chính đáng của nhân dân, tạo được niềm tin của nhân dân, là một cán bộ chiến sĩ công an hết lòng “Vì nhân dân phục vụ” .
Kế thừa và phát huy bản chất truyền thống tốt đẹp của người lính bộ đội Cụ Hồ, ông Trịnh Ngọc Thạch, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh khu phố 9, thị trấn Phước Vĩnh đã đề xuất mô hình “Vận động cán bộ, hội viên thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang”. Ông đã rất khéo léo, tế nhị trong việc vận động, thuyết phục thân nhân người quá cố hiểu việc làm đó có lợi cho gia đình, là trách nhiệm của họ. Vì thế, ngày càng có nhiều hộ không để đám tang quá 3 ngày, khi đưa tiễn không rải vàng mã từ nhà đến nghĩa trang. Đến nay, mô hình này đã được thực hiện rộng rãi trong hội viên cựu chiến binh và nhân dân, được nhiều người đồng tình hưởng ứng và được Hội Cựu chiến binh huyện nhân rộng ra các cấp hội cơ sở.
An Bình là một xã nghèo, nên phong trào “Giúp nhau làm kinh tế gia đình” của các cấp hội phụ nữ cũng phát triển rất sôi nổi. Cá nhân điển hình trong phong trào này là chị Phạm Thị Tỉnh, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Bình An, xã An Bình. Với chị, hoạt động vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ, luôn phấn đấu vì mục tiêu chăm lo bảo vệ thiết thực quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ vừa là quyền và nghĩa vụ của bản thân. Vì thế, chị Tỉnh đã tổ chức cho hội viên học tập và làm theo 4 đức tính cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Cần - kiệm - liêm - chính”; vận động 100% cán bộ, hội viên thực hiện mô hình nuôi heo đất tiết kiệm, thực hiện mỗi gia đình nuôi một con heo đất. Kết quả cuối năm, chi hội nuôi được 179 con với số tiền thu được gần 100 triệu đồng, giúp cho nhiều chị em có hoàn cảnh khó khăn có vốn làm ăn để thoát nghèo…
Có thể khẳng định rằng, các mô hình Dân vận khéo trên địa bàn huyện Phú Giáo đã góp phần tạo sự đồng thuận trong nhân dân, cổ vũ động viên người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là thực hiện tốt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Đến nay, tại Phú Giáo có 2 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới là Tân Long và Tân Hiệp. Riêng xã An Thái hiện đã đạt 18/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí nông thôn mới, 6 xã còn lại đang phấn đấu đạt danh hiệu xã nông thôn mới trong thời gian tới.
Qua 5 năm thực hiện phong trào Dân vận khéo, tại Phú Giáo đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình thông qua các mô hình cụ thể trên nhiều lĩnh vực khác nhau ở địa bàn khu dân cư. Điển hình là mô hình đám tang không để quá 3 ngày, không rải vàng mã ra đường của Hội Cựu chiến binh thị trấn Phước Vĩnh được duy trì và triển khai thực hiện ở các cấp hội; mô hình “Nuôi heo đất tiết kiệm” của Hội LHPN huyện với hơn 5.000 con heo và thu được gần 3,5 tỷ đồng, giúp cho hơn 700 lượt phụ nữ nghèo khó khăn; mô hình “Vườn, ao, chuồng” ở xã Tam Lập đang phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao; mô hình tổ chức văn hóa văn nghệ - thể thao của xã Tân Hiệp góp phần thu hút nhân dân tham gia các hoạt động sinh hoạt, nâng cao ý thức chấp hành các quy định về kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn…