Ngày trước,ặcđồngphụccũnglàcáchgiáodụcýthứccủahọkết quả bóng đá vô địch bồ đào nha rất nhiều người trong chúng ta từng mặc áo sứt chỉ, áo vá hoặc đồ cũ của anh chị để lại khi đến trường.
Việc có được một bộ quần áo mới (chủ yếu vào thời gian đầu năm học hoặc dịp Tết) thường mang lại niềm vui khó tả.
Lên cấp THCS, THPT, thế hệ học sinh ở thôn quê mặc đồng phục quần đen hoặc xanh kết hợp với áo sơ mi trắng.
Dù điều kiện còn khó khăn nhưng các bậc phụ huynh cũng cố gắng sắm cho con ít nhất 2 bộ đồng phục để tới trường.
Thời gian qua đi, hiện nay, việc mua sắm áo quần cho con không còn là gánh nặng đối với phần lớn các gia đình. Học sinh được lựa chọn trang phục, chạy theo xu thế. Đồng phục trong nhà trường cũng đã được thay đổi linh hoạt mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu phong phú đa dạng.
Từ mầm non đến cấp THPT mỗi địa phương, mỗi trường học có quy định riêng về đồng phục. Chỉ cần nhìn vào đồng phục, nhiều người sẽ biết đó là học sinh của trường nào.
Thực chất, quy định về đồng phục trong nhà trường, theo thời gian cũng đã có sự thay đổi, không còn cứng nhắc.
Với cấp THPT, việc nam sinh mặc quần tây, áo sơ mi; nữ sinh mặc áo dài khi đến trường đã trở thành hình ảnh quen thuộc. Thậm chí, những hình ảnh ấy đã trở thành nguồn cảm hứng đối với không ít nhà văn, nhà thơ và các lĩnh vực nghệ thuật khác.
Thể hiện tinh thần kỷ luật, tôn trọng tập thể
Công tác trong ngành giáo dục 23 năm, tôi không cho rằng việc yêu cầu học sinh đồng phục khi đến trường là lối tư duy cũ.
Nói theo triết học, con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Thế nên, tùy theo hoàn cảnh, mỗi người sẽ có trang phục hợp lý.
Đến chùa, nơi chốn tâm linh, trang nghiêm, ta không thể mặc hở trên, lộ dưới. Khi tắm biển, nếu vận trang phục kín mít từ đầu đến chân, chúng ta sẽ trở thành "sinh vật lạ" trong mắt mọi người.
Và khi đến cơ quan, công ty, trường học, mỗi người đều phải mặc đồng phục theo quy định để tạo nên sự chỉn chu, gọn gàng.
Hơn 5 năm trước, khi lên giảng đường, một vị giáo sư Việt kiều mặc áo veston nhưng lại diện quần soóc đã tạo nên nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Hầu hết các ý kiến đều không đồng ý với trang phục "xưa nay chưa từng có" này. Không thể nói những ý kiến này là lạc hậu, cổ hủ, chậm tiến bởi ở giảng đường đòi hỏi phải có sự quy củ, lịch thiệp.
Thực tế, ý thức của mỗi người được hình thành qua cả quá trình và bị tác động bởi muôn vàn yếu tố khác nhau.
Việc quy định mặc đồng phục giúp trẻ ý thức mình phải mặc gì theo thời khóa biểu đã sắp xếp trong tuần, để dần dần có cách chuẩn bị khoa học và rèn luyện ý thức trách nhiệm khi đến trường.
Lớn lên, các em sẽ biết để ý, có kỹ năng ăn mặc cho phù hợp khi đi đâu, làm gì. Quy định đồng phục sẽ rèn các em về tính chủ động và ý thức giữ gìn trang phục của mình.
Ngoài ra, nhiều kỹ năng khác sẽ được hoàn thiện từ việc rất bình thường này.
Nếu bỏ đồng phục trong nhà trường, với điều kiện hiện nay, trường học không khác gì... "nồi lẩu thập cẩm".
Nếu bảo rằng đồng phục là gánh nặng của bậc làm cha mẹ, đặc biệt là những gia đình còn khó khăn, thì đó chỉ là trường hợp cá biệt. Đôi khi, vì quyền lợi nên giá tiền đồng phục cao hơn giá trị thật của nó.
Tuy nhiên, nếu có sự giám sát của cấp trên, của xã hội và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc, không có lãnh đạo trường học nào dám ăn hoa hồng trong việc mua sắm đồng phục của học sinh.
Hơn nữa, hiện nay, số tiền để mua đồng phục ở các trường là không cao, có khi còn thấp hơn cả những bộ quần áo mà không ít học sinh mặc ở nhà. Trong khi đó, đa số các trường học đều có quỹ khuyến học, khuyến tài.
Học sinh nghèo nhưng có sự tiến bộ, cố gắng trong học tập sẽ được hỗ trợ từ quỹ này. Số tiền ấy đủ để các em sắm sửa những vật dụng cần thiết phục vụ cho việc học của mình.
Phương Hoa
Đồng phục, tưởng chỉ là một câu chuyện nhỏ liên quan đến quần áo. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ quyền tự do biểu hiện bản sắc, phong cách, cá tính, tự do lựa chọn của từng em học sinh, và điều kiện hoàn cảnh từng gia đình thì đằng sau câu chuyện đồng phục có lẽ cũng có nhiều điều cần trao đổi, nhìn nhận lại. Ban Giáo dục báo VietNamNet mở diễn đàn: "Học sinh có cần mặc đồng phục không?". Mời bạn đọc gửi ý kiến về: [email protected]. Xin cảm ơn! |