Nhật ký của ngoại
Gần đây,Đọcnhậtkýbàngoạiđểlạitrướclúclâmchungcôgáikhócnứcnởkeo ty so mạng xã hội chia sẻ những trang nhật ký của người bà viết cho đứa cháu gái của mình từ lúc cô mới chào đời. Câu chuyện cảm động khiến nhiều người rơi nước mắt.
Thông qua những dòng nhật ký, bà muốn cháu gái biết khoảng thời gian cô sinh ra, gia đình đã trải qua những thời khắc vô cùng khó khăn. Tuy vậy, bà vẫn vượt qua tất cả, dành hết tình yêu thương cho cô. Bà cũng muốn cô biết rằng, sự có mặt của cô là niềm hạnh phúc vô bờ của gia đình.
Nhật ký có đoạn: “26/10/2004. BC (Bảo Châu-PV) của ngoại - viên ngọc gia bảo của ngoại - ngoại viết những dòng chữ này lúc con tròn 1 tuổi. Ngoại viết để lại cho con. Khi con lớn lên đọc lại, con sẽ cảm nhận được khi con ra đời là hạnh phúc thế nào đối với gia đình. Con đúng là viên ngọc quý của ngoại…”.
Cháu gái trong những trang nhật ký đã ố màu nói trên là Lê Bảo Châu (SN 2003, TP.HCM). Ít ngày trước, trong lúc dọn nhà, Bảo Châu lại lấy cuốn nhật ký của bà ngoại ra đọc. Đây là kỷ vật bà để lại cho Bảo Châu trước lúc ra đi mãi mãi vì căn bệnh ung thư.
Những trang nhật ký của bà ngoại Bảo Châu viết về đứa cháu gái yêu quý của mình. |
“Năm tôi học lớp 4 thì ngoại mất. Trước đó 2 năm, ngoại đã kiên cường chống chọi với căn bệnh ung thư. Lúc ngoại mất, mẹ đưa cho tôi một cuốn nhật ký và nói rằng đó là nhật ký của ngoại viết về tôi. Dù chỉ vài trang ngắn ngủi nhưng mỗi khi đọc những dòng chữ của ngoại, tôi lại rơi nước mắt”, Bảo Châu chia sẻ.
Bảo Châu khóc vì nhớ người bà quá cố của mình. Với Châu, bà ngoại không khác gì người mẹ thứ hai của cô. Bà đã dành cho Châu một tình thương yêu vô bờ bến, không gì đong đếm được.
Ngày Bảo Châu ra đời, cuộc hôn nhân của cha mẹ cô đổ vỡ. Châu vừa tròn 1 tháng tuổi, bố cô đòi ly dị vợ rồi dứt áo ra đi. Mẹ Châu đau đớn, một mình tần tảo nuôi con. Không còn trụ cột gia đình để dựa dẫm, bà bươn chải kiếm sống và gửi lại đứa con gái độc nhất cho mẹ ruột chăm nom.
Thế nên, ngay từ khi còn rất nhỏ, Bảo Châu đã ở cạnh bà ngoại. Bảo Châu kể: “Khi tôi còn nhỏ, mẹ bận đi làm cả ngày. Ngoại ở nhà vừa may đồ vừa chăm nom tôi. Lúc đó, nhà chỉ có hai bà cháu thủ thỉ với nhau suốt ngày”.
“Lúc còn nhỏ, tôi ốm nhom, yếu ớt lại dễ bị bệnh nên ngoại chăm rất kỹ. Ngoại đút cho tôi từng muỗng cơm. Ngoại luôn nhường cho tôi đồ ăn ngon. Lời nói dối đau lòng nhất mà tôi từng tin là: 'Ngoại chỉ thích ăn xương thôi. Con ăn thịt đi'”, cô gái chia sẻ thêm.
“Ngoại mong sống đến lúc tôi lập gia đình”
Gần gũi, thân thuộc với bà ngoại nên ngay từ khi còn rất nhỏ, Bảo Châu đã cảm nhận được tình yêu thương của bà dành cho mình. Những ký ức về tuổi thơ của Châu luôn gắn với hình ảnh bà ngoại.
“Ký ức của tôi tồn tại mãi những hình ảnh: bà mót từng sợi len đủ màu từ công xưởng về bện lại đan áo ấm cho tôi. Rồi lúc ngoại may đồ, tôi ngồi bên cắt chỉ. Lúc tôi 5 tuổi, ngoại dạy tôi học. Tôi thuộc bảng cửu chương từ đó. Đi chợ, ngoại cũng để tôi ngồi yên sau xe đạp. Bà cũng là người dạy tôi đạp xe đạp…”, Châu nhớ lại.
Bà ngoại bế Bảo Châu lúc cô gái còn nhỏ. |
Ngày phát hiện bà ngoại mắc bệnh ung thư, Châu buồn bã nhưng chưa bao giờ nghĩ bà sẽ ra đi nhanh đến vậy. Khi biết tin bà ngoại sẽ không qua khỏi, Bảo Châu đau đớn tột cùng. Ba ngày đám tang bà ngoại là 3 ngày Châu chìm đắm trong nước mắt.
Khi gia đình tổ chức đám tang cho bà ngoại xong cũng là lúc Bảo Châu ngã quỵ, ốm liệt giường. Đi khám, bác sĩ cho biết Bảo Châu bị sốc tâm lý trước sự ra đi đột ngột của người cô yêu thương như mẹ ruột.
Bảo Châu nhớ lại: “Ngoại mất vào một chiều thứ Sáu. Tôi may mắn được gặp mặt ngoại lần cuối. Lúc đó, tôi cầm tay ngoại và không nói được gì, chỉ có khóc và khóc. Trước khi ra đi, ngoại không còn nói chuyện được nữa. Ngoại chỉ nằm đó, nắm chặt tay tôi như một lời từ biệt”.
“Trước đó, ngoại dặn mọi người không được cho tôi đeo khăn tang vì "sợ nặng đầu con bé". Khoảng thời gian trước khi mất, ngoại cũng không cho tôi ở gần. Sau này, tôi mới hiểu rằng, trước khi một người ra đi, họ sẽ tỏ ra chán ghét người mà họ yêu thương nhất để họ có thể thanh thản lúc nhắm mắt”, cô gái tâm sự.
Được mẹ trao lại cuốn nhật ký của bà ngoại, Bảo Châu luôn cất giữ như bảo vật của riêng mình. Cô cũng viết thêm những sự kiện quan trọng của mình vào cuốn nhật ký như một cách thay bà ngoại tiếp nối câu chuyện về cuộc đời mình.
Đến bây giờ, mỗi khi nhớ đến bà ngoại, Bảo Châu vẫn rưng rưng nước mắt. Ngoài thương nhớ người bà đáng kính, tâm trí cô gái trẻ gợn lên những niềm hối tiếc. Bảo Châu tiếc nuối khi chưa thể nói lời cám ơn, báo hiếu cho bà.
“Tôi nuối tiếc vì thời gian bên ngoại quá ngắn. Tôi chưa kịp làm gì cho ngoại, chưa kịp báo hiếu cho bà. Ngoại từng nói với tôi rằng, ngoại mong sống đến ngày tôi lập gia đình. Thế mà... Con nhớ ngoại lắm. Nếu thật sự có kiếp sau, con mong rằng mình vẫn là một gia đình!”, Bảo Châu nói trong niềm xúc động dâng trào.
Bài: Nguyễn Sơn
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tranh thủ thời gian rảnh rỗi lúc chăm cháu, bà Thịnh cùng hai người bạn khác quyết định cải tạo bãi đất bỏ hoang phía sau chung cư để làm vườn trồng đủ loại rau sạch, yên tâm sử dụng suốt mùa dịch.