Ở bên ngoài khu Cấp cứu người lớn,ợvaylãinóngđểcứuchồngcongáibuộclòngbỏhọtylekeo tv Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, chúng tôi bắt gặp người phụ nữ có vóc dáng nhỏ bé ngồi tựa ngoài hiên, gần lối đi cửa chính. Khuôn mặt ngơ ngác, lo lắng, thỉnh thoảng lại hướng mắt vào bên trong. Chúng tôi hỏi thăm, người phụ nữ nước mắt lưng tròng, nghẹn ngào tâm sự.
Chị tên là Nguyễn Thị Ngọc Cho, hiện đang sống tại ấp Bàu Đưng, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Chồng của chị là anh Võ Sơn Lâm, người trước đó chưa từng đau ốm, bỗng đổ bệnh từ hơn một tháng trước.
Anh Võ Sơn Lâm bị suy kiệt vì mắc nhiều bệnh cùng một lúc, hiện đang điều trị tại Khoa Cấp cứu người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. |
“Sau lần bị ngã xe, chỉ trầy xước nhẹ ở tay, vợ chồng tôi vẫn tiếp tục đi làm bình thường. Không ngờ khoảng 1 tuần sau anh ấy ngủ dậy bỗng nhiên cứng hàm, khó thở, co giật. Tôi đưa đi bệnh viện tỉnh, rồi họ chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới này. Anh ấy đã nằm điều trị hơn 1 tháng rồi mà chưa khỏi, tôi cũng không được vào thăm cô ơi”, chị Cho hốt hoảng, lo sợ.
Bác sĩ Khoa Cấp cứu người lớn chia sẻ với VietNamNet: Anh Võ Sơn Lâm nhập viện do bị uốn ván nặng. Trong quá trình điều trị, bác sĩ phát hiện anh còn mắc thêm bệnh nền là xơ gan, khiến cho việc đáp ứng dinh dưỡng kém, cơ thể suy kiệt. Ngoài ra, anh Lâm còn bị viêm phổi và thủy đậu.
Ngay khi mới nhập viện, anh phải thở máy, sử dụng kháng sinh liều cao và chăm sóc dinh dưỡng. Do anh không có bảo hiểm y tế nên chi phí điều trị vô cùng tốn kém. Chỉ trong 1 tháng, viện phí đã lên tới 100 triệu đồng, mà sắp tới anh còn tiếp tục nằm viện ít nhất khoảng 2 tuần.
Bác sĩ cũng cho biết thêm, đến nay, sức khỏe của anh đang dần phục hồi, nhưng để có thể khỏe mạnh trở lại thì mất thời gian dài dưỡng bệnh và tập vật lý trị liệu. Mọi thứ trong gia đình sẽ phải phụ thuộc vào một mình người vợ.
Anh Lâm phải thở máy, dùng kháng sinh liều cao và nhiều chi phí khác, trong khi không có bảo hiểm y tế nên rất tốn kém. |
Đến giờ nghĩ lại, chị Cho càng cảm thấy hối hận vì sự chủ quan của chồng khi không mua bảo hiểm y tế. “2 đứa nhỏ và tôi đều mua bảo hiểm y tế, chỉ có anh ấy là không. Từ đó đến giờ, mười mấy năm sống chung mà anh ấy chẳng tốn đồng tiền nào mua thuốc, cứ nghĩ là khỏe mạnh mãi. Đến khi bệnh bất ngờ ập xuống, mình tôi trở tay không kịp”.
Trước đó vợ chồng chị đi làm mướn cho những người dân có nhiều đất rẫy trong vùng. Mỗi ngày công của cả 2 vợ chồng cũng chỉ được hơn 200 nghìn đồng, chưa kể bữa có việc bữa không. Tằn tiện chi tiêu, may mắn đủ nuôi 2 con gái ăn học.
Khi anh Lâm mới nằm viện, chị hỏi thăm khắp người thân, họ hàng được hơn 10 triệu đồng. Vốn định cầm cố căn nhà để vay ngân hàng, nhưng do người đứng tên chủ hộ là anh Lâm còn đang hôn mê, không thể ký tên nên không đủ điều kiện.
Chị đắn đo một hồi, rồi quyết định đi vay lãi nóng. “Tôi vay 80 triệu đồng, mỗi tháng trả lãi 4 triệu cô ạ. Biết là cao, nhưng mà tôi hết cách rồi. Chỉ mong chồng tôi mau khỏi bệnh, về đi làm trả nợ cùng, chứ một mình tôi xoay sở không nổi”.
Chị Cho dáng người nhỏ thó, lúc đứng lúc ngồi, thấp thỏm chờ đợi thông tin bệnh tình của chồng từ bác sĩ. |
Đau lòng hơn là khó khăn không chỉ một mình chị gánh. Con gái đầu của vợ chồng chị năm nay đang học lớp 10. Do cha mẹ không ở nhà, em phải nghỉ học để chăm sóc và đưa đón em gái đang học lớp 5. Nhiều hôm, cô bé gọi điện thoại cho mẹ rồi khóc. Phần vì lo cho cha, phần vì phải nghỉ học giữa chừng.
“Có vài lần các thầy cô giáo đến nhà động viên con đi học, tưởng bé nói dối để trốn học, nhưng khi thấy hoàn cảnh gia đình như vậy, ai cũng thương. Con còn xin, năm sau nếu nhà mình đủ điều kiện thì cha mẹ cho con đi học trở lại. Tôi nghe mà đứt ruột, nào có muốn con phải khổ sở như vậy đâu”, chị Cho chẳng thể cầm nổi nước mắt.
Mới đây, bệnh viện thông báo chị đóng tiếp viện phí cho anh 20 triệu đồng. Nhưng quả thực chị đã lâm vào đường cùng, chẳng biết kiếm ở đâu ra khoản tiền lớn ấy nữa.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: