Vào ngày 14/3 vừa qua,ótriệungườidùngPiNetworkvẫngầnnhưvôgiátrịjuventus vs empoli Pi Network đã kỷ niệm 3 năm thành lập, đồng thời đưa ra nhiều thông báo quan trọng. Theo công bố của Pi Network, cộng đồng người sử dụng Pi đã tăng lên 33 triệu người, với hơn 10.000 nút testnet đang hoạt động.
Pi Network đã ra mắt một số tính năng bao gồm Pi KYC (xác thực điện tử), Brainstorm, trình duyệt Pi Browser, ví Pi Wallet, Pi SDK (công cụ cho phép nhà phát triển tích hợp úng dụng vào hệ sinh thái Pi) và Pi Blockexplorer. Tuy vậy, điều mà người dùng quan tâm nhất là mạng Pi vẫn chưa thể khởi chạy một cách chính thức.
Buổi sinh hoạt kỷ niệm Ngày số Pi (Pi day - 14/3) được tổ chức bởi cộng đồng "Pi thủ" Việt Nam. |
Tại công bố hồi cuối năm ngoái, nhóm phát triển Pi Network cho biết đã khởi chạy mạng chính thức (mainnet). Việc khởi chạy được chia thành hai giai đoạn gồm mạng kín và mạng mở.
Trong đó, mạng kín (Enclosed Network) là các giao dịch trong nội bộ người đào Pi với nhau. Họ có thể chuyển Pi ngang hàng giữa các ví của người dùng trong mạng. Khi mạng mở (open mainnet) được triển khai, người dùng có thể kết nối với các ví cũng như những mạng Blockchain khác.
Pi Network cũng cho biết, dự định của nhóm phát triển là sẽ khởi chạy mạng mở vào Ngày số Pi (Pi day - 14/3/2022) hoặc muộn hơn. Điều này tuỳ thuộc vào sự trưởng thành của nền kinh tế trong mạng lưới và tiến trình KYC của người dùng.
Thực tế là mạng kín của Pi Network đã bắt đầu hoạt động vào ngày 28/12/2021. Việc khởi chạy quá trình này cho phép nhiều người dùng Pi xác thực điện tử. Theo giải thích, giai đoạn vận hành mạng kín của Pi Network là khoảng thời gian để kiểm tra, thu thập dữ liệu trước khi ra mắt mạng mở trong tương lai.
Mặc dù vậy, khi Ngày số Pi (Pi day) đã qua một thời gian, mạng mở của Pi Network vẫn chưa thể khởi chạy. Điều này cũng có nghĩa, Pi Network mới chỉ là một mạng đóng, thiếu sự kết nối với các nền tảng khác.
Dù có 33 triệu người dùng, Pi Network vẫn gần như vô giá trị. (Ảnh: Trọng Đạt) |
Dự án Pi Network công bố lần đầu vào năm 2018. Đội ngũ phát triển của đồng “tiền ảo” này được giới thiệu với 3 gương mặt chính gồm tiến sĩ Nicolas Kokkalis - lãnh đạo kỹ thuật, tiến sĩ Chengdiao Fan - chủ sở hữu sản phẩm và Vincent McPhillip - lãnh đạo cộng đồng Pi Network.
Trong đó, Nicolas Kokkalis được xem như "linh hồn" của Pi Network. Ông là giáo sư người Hy Lạp đang giảng dạy tại Đại học Stanford (Mỹ), chuyên môn chính về công nghệ blockchain và khoa học máy tính.
Được quảng cáo là “đào” miễn phí và có thể thay thế Bitcoin trong tương lai, Pi Network đã thu hút được một lượng người dùng đông đảo không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Pi cũng là một dự án gây tranh cãi bởi nhiều chuyên gia trong nước từng đặt câu hỏi về mức độ minh bạch cũng như khả năng bảo mật của Pi Network. Tuy vậy, nhiều cộng đồng người dùng Pi Network tại Việt Nam vẫn sinh hoạt đều đặn và có niềm tin vào Pi, bất chấp những cảnh báo về đồng “tiền ảo” này.
Lượng truy cập vào website của Pi Network đã giảm mạnh trong 3 tháng trở lại đây. (Số liệu: Similarweb) |
Sau 3 năm kể từ khi ra mắt, Pi Network vẫn gần như vô giá trị. Pi chưa xuất hiện trên bất kỳ sàn giao dịch tiền điện tử nào và chưa thể sử dụng để trao đổi hàng hóa, sản phẩm.
Trong tuyên bố mới nhất, nhóm phát triển Pi Network cho biết đang thúc đẩy nhanh quá trình KYC của cộng đồng Pi, chuyển số dư của người dùng sang mainnet, phát triển hệ sinh thái Pi và chuyển sang mạng mở (open mainnet).
Tuy nhiên, sự triển khai chậm chạp của Pi Network đã khiến một bộ phận người "đào" Pi bắt đầu mất kiên nhẫn. Điều đó được phản ánh rõ nét khi lượng người truy cập vào “minepi.com” - trang web chính của Pi Network có chiều hướng giảm dần trong 3 tháng qua.
Thống kê của Similarweb cho thấy, lượng truy cập vào website “minepi.com” đã giảm từ 5,8 triệu lượt hồi tháng 12/2021 xuống còn 4,1 triệu lượt vào tháng 1 năm nay và 3,3 triệu lượt hồi tháng trước. Như vậy, ngay chính bản thân cộng đồng Pi đã bắt đầu có những dấu hiệu suy giảm lòng tin vào đồng "tiền ảo" này.
Trọng Đạt
Các sàn giao dịch tiền mã hóa tại Nhật đang đơn giản hóa quy trình phê duyệt nhằm tăng số giao dịch tiền mã hóa trong nước.