ĐTDĐ tái chế
Một chiếc điện thoại được sản xuất từ vật liệu tái chế,ĐTDĐtáichếsoi kèo mainz một trạm phát sóng tiết kiệm tới 50% điện năng so với bình thường: Đó chỉ là hai trong số nhiều công nghệ "xanh" được mang đến trưng bày tại Triển lãm Mobile World Congress (Barcelona).
Môi trường cũng là chủ đề đầu bảng trong bài phát biểu khai mạc Triển lãm của ông Rob Conway, Giám đốc điều hành GSM Association.
Xắn tay áo hành động
"Giao tiếp di động đã giúp nhân loại tiết kiệm được rất nhiều năng lượng và nhiên liệu, bởi thay vì đáp máy bay hay lái xe đến tận nơi gặp mặt, ta có thể sử dụng ĐTDĐ".
Mặc dù vậy, ông cũng thừa nhận rằng "Ngành công nghiệp di động cần tích cực hơn trong việc cắt giảm lượng điện tiêu thụ, hỗ trợ những nguồn năng lượng tái tạo được và những vật liệu tái chế".
Hiện GSM Association đang sử dụng nguồn quỹ phát triển của mình để hậu thuẫn cho một số công nghệ thân thiện với môi trường, bao gồm các trạm phát sóng sử dụng năng lượng tự nhiên. Ngoài ra còn có máy phát điện chạy bằng dầu thực vật do Ericsson phát triển.
"Các kết quả nghiên cứu ban đầu rất đáng khích lệ. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ những sáng kiến này với cộng đồng", ông Conway tuyên bố.
Trong khi ấy, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Olli-Pekka Kallasvuo của Nokia lại thúc giục ngành công nghiệp di động "sử dụng vật liệu hiệu quả hơn", cũng như có ý thức hơn trong việc tái chế rác thải điện tử. Ngoài ra, tối ưu hóa khâu vận tải, giao hàng cũng là một phương án khả thi.
Quan trọng nhất, theo Nokia, các hãng di động cần thiết kế ra những sản phẩm có cơ chế hoạt động "tiết kiệm điện". Để minh họa cho ý tưởng của mình, ông Kallasvuo đã lôi từ trong túi ra "Remade", một mẫu điện thoại ý tưởng được chế tạo gần như hoàn toàn từ vật liệu tái chế.
Tái chế và tiết kiệm điện
"Quy trình sản xuất của Remade tiêu tốn ít năng lượng hơn hẳn so với các mẫu điện thoại hiện hành.
Lớp vỏ máy được làm từ can nhôm tái chế, bàn phím cao su được tinh chế từ lốp xe hơi thải ra, trong khi các bộ phận bằng nhựa được lấy từ chai lọ cũ", Kallasvuo cho biết.