(BDO) “Xây dựng Đông Nam bộ luôn là vùng năng động,âydựngvùngĐôngNambộpháttriểnnhanhhàihòabềnvữcược tỷ số bóng đá phát triển nhanh, hài hòa, bền vững, bao trùm; là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu cả nước và khu vực, giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển với các vùng kinh tế khác”.
Đó là phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” diễn ra tại TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sáng 26-11.
Thủ tướng Phạm Minh Chính (giữa)chủ trì hội nghị
Thủ tướng khẳng định, vùng Đông Nam bộ là nơi hội tụ tiềm năng, thế mạnh. Dưới sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của các địa phương, vùng đã đạt nhiều kết quả nổi bật, với nhiều cái nhất trong phát triển kinh tế - xã hội. Đó là đóng góp GDP nhiều nhất cả nước; GRDP bình quân đầu người cao nhất và tỷ lệ nghèo, chênh lệch giàu - nghèo thấp nhất; tỷ lệ đô thị hóa cao nhất; tổng thu ngân sách Nhà nước nhiều nhất; có số lượng doanh nghiệp đứng đầu cả nước; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất; tuổi thọ trung bình người dân cao nhất.
Bên cạnh những kết quả đã được, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng chỉ ra vùng Đông Nam bộ vẫn còn những tồn tại, hạn chế, đó là cơ chế chính sách còn hạn hẹp; kết nối hạ tầng chiến lược chưa hiệu quả; huy động nguồn lực còn hạn chế, chưa huy động hợp tác công tư, nguồn lực trong xã hội; đổi mới, sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa ngang tầm yêu cầu; phát triển văn hóa chưa theo kịp với chính trị, kinh tế, xã hội…
Thủ tướng yêu cầu quán triệt và thực hiện nghiêm túc 5 quan điểm phát triển vùng theo Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị; xây dựng Đông Nam bộ luôn là vùng năng động, phát triển nhanh, hài hòa, bền vững, bao trùm; là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu cả nước và khu vực, giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển với các vùng kinh tế khác.
Phân tích các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển vùng Đông Nam bộ phải với phương châm "Tư duy đổi mới - Đột phá mới - Giá trị mới", Thủ tướng cho rằng "Tư duy mới" là phải phát huy tính tự lực, tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc, chân trời, cửa biển của vùng; dựa vào nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá. Vùng phải xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả; biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành cái có thể; những vấn đề toàn cầu phải có cách tiếp cận toàn cầu, vấn đề tác động toàn dân phải có cách tiếp cận toàn dân.
Còn "Đột phá mới" là phải có cơ chế chính sách đột phá, trong đó có cách thức, phương thức mới huy động nguồn lực; huy động hợp tác công tư, với các hình thức "lãnh đạo công, quản trị tư", "đầu tư công, quản lý tư", "đầu tư tư, sử dụng công"; hình thành trung tâm tài chính; xây dựng quỹ phát triển hạ tầng giao thông chiến lược của vùng. Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp phải bám sát thực tiễn, chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc. Trên cơ sở đó phân cấp, cá thể hóa trách nhiệm để xử lý.
Đối với "Giá trị mới", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, cần phải mang lại tốc độ tăng trưởng nhanh hơn; đóng góp vào ngân sách Nhà nước, thu nhập bình quân đầu người phải cao hơn, sánh với khu vực và quốc tế; phấn đấu chỉ số phát triển con người cao hơn, ngang tầm với các nước phát triển; hạ tầng kết nối vùng, cả nước và quốc tế phải tốt nhất cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, đối tác, doanh nghiệp "đã nói là phải làm; đã cam kết phải thực hiện; đã thực hiện phải đạt hiệu quả"; thực hiện hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp với phương châm "lợi ích hài hòa, khó khăn, rủi ro chia sẻ".
“Với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè quốc tế, sự vào cuộc của người dân, doanh nghiệp, các tỉnh, thành phố Đông Nam bộ sẽ hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; khẳng định tính đúng đắn, sáng suốt, kịp thời, hiệu quả của Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, cũng như Nghị quyết 154 của Chính phủ”, Thủ tướng khẳng định.
“Đông Nam bộ phải đi đầu cả nước phát triển xanh, phát triển bao trùm, toàn diện... Sự phát triển của vùng góp phần quan trọng, đắc lực, hiệu quả xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, người dân hạnh phúc, ấm no”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh. |
Phát biểu tham luận tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải nêu giải pháp, kế hoạch về việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ gắn với các vùng lân cận và cảng biển, sân bay thông qua các tuyến đường bộ cao tốc. Lãnh đạo Bộ Xây dựng nêu giải pháp nâng cao chất lượng đô thị vùng Đông Nam bộ, thực hiện đồng bộ các chính sách giải nén, giảm tải cho các đô thị lớn, thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh vùng Đông Nam bộ.
Lãnh đạo UBND TP.Hồ Chí Minh nêu phương hướng để trở thành thành phố hiện đại, thông minh, năng động, sáng tạo, trung tâm tài chính quốc tế, phát triển ngang tầm các thành phố lớn trong khu vực châu Á. Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nêu thực trạng, giải pháp và định hướng phát triển Khu thương mại tự do Cái Mép và phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm du lịch chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế.
Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương có tham luận về định hình tương lai phát triển công nghiệp của tỉnh trong các giai đoạn tiếp theo, đó là: Tập trung phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp có giá trị gia tăng cao, đô thị, dịch vụ, logistics gắn với vành đai công nghiệp dọc hành lang 3, 4 và các tuyến cao tốc; đề ra 2 giai đoạn phát triển công nghiệp - đô thị - dịch vụ - thông minh - bền vững, xây dựng và nâng cấp các khu công nghiệp hiện hữu trở thành các khu công nghiệp thông minh, với khả năng cung cấp nền tảng công nghệ 4.0 như IoT, BigData…Tiếp theo là công nghiệp - đô thị - dịch vụ quốc tế - đổi mới sáng tạo - khoa học công nghệ, xây dựng các khu công nghiệp gắn liền với khoa học và công nghệ thu hút các viện, trường, các hoạt động nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo, các ngành dịch vụ, dịch vụ số nhằm thu hút các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao.
Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2020 vùng Đông Nam bộ đóng góp 32% trong GDP cả nước, 44,7% nguồn thu ngân sách quốc gia, dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài (chiếm 41,1% tổng vốn đầu tư nước ngoài của cả nước). Cùng với TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương đã trở thành vùng động lực trong tứ giác kinh tế phát triển nhất của vùng Đông Nam bộ. |
Minh Duy