Trong tiến trình chuẩn bị và tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Mười,ýdorađờingàybảovệtổquốcởnướtỷ số galaxy những người Bolshevik đã thành lập các đội công nhân vũ trang trung kiên, làm nhiệm vụ bảo vệ các nhà lãnh đạo Đảng Bolshevik và thực hiện vai trò xung kích trong khởi nghĩa vũ trang. Đó chính là các đội Cận vệ Đỏ, hạt nhân và tiền thân của Hồng quân Công Nông (RKKA) và quân đội Liên Xô sau này.
Sau ngày cách mạng thành công, 14 nước đế quốc câu kết với các thế lực phản động trong nước hòng xóa bỏ nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cần kíp đối với Đảng Bolshevik và Nhà nước Xô-viết phải chuẩn bị mọi mặt để bảo vệ thành quả cách mạng.
Vladimir Ilich Lenin chỉ rõ: “Không cầm vũ khí bảo vệ nước cộng hòa XHCN thì chúng ta không thể tồn tại được. Giai cấp thống trị không bao giờ nhường chính quyền cho giai cấp bị trị. Nhưng giai cấp bị trị phải chứng minh trên thực tế rằng họ không những có khả năng lật đổ bọn bóc lột, mà còn có khả năng tự tổ chức, huy động hết thảy để tự bảo vệ lấy mình”.
Ở nước Nga hiện nay, ngày 23/2 được gọi là Ngày Bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Wikipedia |
Ngày 16/1/1918, Ủy ban Hành pháp toàn Nga (VSIK) thông qua nghị quyết về xây dựng Hồng quân, nêu rõ: “Nhằm bảo đảm toàn vẹn chính quyền của quần chúng lao động và loại trừ khả năng phục hồi chính quyền của giai cấp bóc lột, nay ra Sắc lệnh vũ trang cho nhân dân lao động, thành lập Hồng quân Xã hội chủ nghĩa của công nông…”.
Trên cơ sở Nghị quyết này, ngày 28/1/1918, V. I. Lenin ký sắc lệnh về tổ chức Hồng quân Công Nông và ngày 11/2 ký sắc luật thành lập Hạm đội Đỏ.
Đúng vào thời gian này, lợi dụng tình trạng còn non yếu và bị cô lập của nước Nga Xô-viết, nước Đức đưa ra yêu sách có tính xâm lược và nô dịch: đòi nước Nga phải chuyển giao cho Đức một lãnh thổ rộng tới 150.000km2. Không được đáp ứng, liên quân Đức – Áo mở cuộc tấn công trên tất cả các mặt trận nhằm hướng thủ đô Petrograd.
Nước Cộng hòa Xô-viết lâm nguy!
Ngày 21/2, V. I. Lenin kí ban hành sắc lệnh tổng động viên, đồng thời kêu gọi nhân dân đứng lên bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa lâm nguy. Bắt đầu thành lập các đơn vị Hồng quân chính quy. Những trận kịch chiến đã diễn ra.
Ngày 23/2/1918, các đơn vị Hồng quân non trẻ tiến hành những trận đánh ác liệt, chặn đứng các binh đoàn quân Đức hùng mạnh ở ngay cửa ngõ thủ đô Petrograd, buộc Chính phủ Đức phải đồng ý nối lại cuộc đàm phán với Nga và ký hòa ước Brest Litovsk vào 3/3/1918. Ngày 23/2 trở thành ngày truyền thống của quân đội Liên Xô trước đây và quân đội Nga ngày nay.
Trong những năm nội chiến, V. I. Lenin trực tiếp chủ trì gần 100 cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng để thảo luận và quyết nghị những vấn đề chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Người đã gửi gần 600 thư và điện cho các đơn vị quân đội để chỉ đạo các tình huống chiến dịch, chiến lược.
Lenin đặc biệt coi trọng việc xây dựng quân đội làm lực lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc và chế độ XHCN. Người khẳng định: “Muốn bảo vệ chính quyền của công nông... chúng ta phải có Hồng quân mạnh mẽ... Có Hồng quân mạnh, chúng ta sẽ vô địch”.
Trải qua 3 năm chiến đấu cực kỳ gian khổ và khốc liệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolshevik do V. I. Lenin đứng đầu, sự ủng hộ của nhân dân, Hồng quân đã bảo vệ thắng lợi Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. Chính quyền Xô-viết được giữ vững, nền độc lập tự chủ của đất nước được khẳng định. Sức mạnh hơn hẳn về chính trị và tinh thần của Hồng quân đã đóng vai trò quyết định làm nên chiến thắng.
Ở nước Nga hiện nay, ngày 23/2 được gọi là Ngày Bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Wikipedia |
Phát huy truyền thống của đoàn quân cách mạng, trong các năm 1941 – 1945, trải qua 1.418 ngày khốc liệt của cuộc chiến tranh vệ quốc, Hồng quân Liên Xô lại đánh bại kẻ thù xâm lược và giải phóng nhân dân các nước châu Âu, châu Á khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa phát xít.
Chiến thắng trong nội chiến cũng như trong chiến tranh vệ quốc tỏ rõ tính ưu việt của CNXH, thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, lòng dũng cảm của người dân và Hồng quân Liên Xô đoàn kết xung quanh Đảng Cộng sản.
Hơn bảy triệu cán bộ, chiến sỹ Hồng quân được tặng thưởng huân huy chương các loại, trong đó hơn 11.600 người được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Hai cuộc chiến tranh đã sản sinh hàng loạt các thống soái, tướng lĩnh xuất sắc như Stalin, Frunze, Tukhachevsky, Voroshilov, Budyony, Zhukov, Vasilyevsky, Rokossovsky, Konev…; ra đời học thuyết quân sự, nghệ thuật quân sự Xô-viết.
Kế thừa truyền thống của Hồng quân và quân đội Liên Xô, quân đội Nga hiện nay đã trở thành một quân đội chính quy hiện đại được trang bị tốt, luôn sẵn sàng bảo vệ nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga cũng như góp phần bảo vệ an ninh trong khu vực và thế giới.
Ở nước Nga hiện nay, ngày 23/2 được gọi là Ngày Bảo vệ Tổ quốc, với ý nghĩa vinh quang đời đời và tưởng nhớ công ơn các chiến sĩ đã quên mình bảo vệ Tổ quốc.
Nguyên Phong