Thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ (Chinhphu.vn) cho hay,ũĐứcĐamCảithiệntừngchỉsốcủaChínhphủđiệntửcầnlàmthựcchấsoi keo meo cuoc những nội dung liên quan đến việc cải thiện thứ hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam đã được thảo luận kỹ trong cuộc họp do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì về Chính phủ điện tử vào chiều ngày 16/1 vừa qua. Cùng với đại diện lãnh đạo các bộ, ngành khác, lãnh đạo Bộ TT&TT tham dự cuộc họp về Chính phủ điện tử vào chiều ngày 17/1/2017 có Bộ trưởng Trương Minh Tuấn và Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng.
Theo báo cáo Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2016 được Liên Hợp Quốc công bố hồi cuối tháng 7/2016, với việc đạt được 0,5143 điểm, Việt Nam xếp hạng 89/193 nước về phát triển Chính phủ điện tử, tăng 10 bậc so với năm 2014 nhưng lại tụt xuống vị trí thứ 6 trong khu vực ASEAN (năm 2015 Việt Nam đứng 5 trong 11 nước ASEAN), sau các nước: Singapore (thứ 4 thế giới và thứ nhất ASEAN); Malaysia (thứ 60 thế giới và thứ 2 ASEAN); Philippines (thứ 71 thế giới và thứ 3 ASEAN); Thái Lan (thứ 77 thế giới và thứ 4 ASEAN); Bruney (thứ 83 thế giới và thứ 5 ASEAN).
Cũng theo báo cáo này, thứ hạng của Việt Nam ở 3 nhóm chỉ số thành phần gồm Dịch vụ công trực tuyến, Hạ tầng viễn thông và Hạ tầng nhân lực lần lượt là 74, 110 và 127.
Báo cáo Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử 2016 của Liên Hợp Quốc cũng cho thấy ngày càng nhiều quốc gia cung cấp dịch vụ công trực tuyến thông qua một địa chỉ duy nhất. Tám nước có mức thu nhập trung bình thấp lọt vào nhóm 65 nước có chỉ số Chính phủ điện tử cao, một phần lớn là nhờ vào cải cách hành chính.
Các công nghệ mới như: Big Data, IoT, GIS... trở thành các công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ của các cơ quan công quyền. Mạng xã hội ngày càng trở thành phương tiện giao tiếp hiệu quả giữa cơ quan công quyền và người dân. Những xu thế chính của Chính phủ điện tử trên thế giới là tích hợp và liên thông các dịch vụ công trực tuyến; dữ liệu mở; sự tham gia của người dân vào quản lý điều hành của cơ quan công quyền và các công nghệ số, đặc biệt là các công nghệ di động.
Chinhphu.vn cho biết, tại cuộc họp ngày 17/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh. các xếp hạng quốc tế liên quan trực tiếp đến năng lực cạnh tranh quốc gia, môi trường kinh doanh, Chính phủ điện tử, đổi mới sáng tạo là những lĩnh vực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm.
Đây không chỉ là “cuộc đua” hình thức, xếp hạng đơn thuần trong so sánh với các nước mà liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, đến tín nhiệm của quốc gia trong thu hút đầu tư, cạnh tranh của nền kinh tế, trong đàm phán các cam kết thương mại quốc tế. Tín nhiệm quốc tế cao thì chi phí vốn của cả quốc gia và doanh nghiệp đều giảm.
Trong cuộc họp, đại diện các bộ, ngành đã tập trung phân tích những vấn đề liên quan đến từng chỉ số thành phần trong xếp hạng Chính phủ điện tử, cũng như trách nhiệm của từng bộ, ngành.
Đáng chú ý, có rất nhiều số liệu sử dụng để tính toán trong bảng xếp hạng Chính phủ của Liên hợp quốc không được cập nhật hoặc không được cung cấp.
Điển hình trong nhóm chỉ số Hạ tầng nhân lực hiện không có 2 chỉ tiêu là số năm đi học kỳ vọng của trẻ em và số năm đi học trung bình của người lớn do hiện ngành giáo dục không có số liệu công bố mặc dù Báo cáo Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc đã sử dụng chỉ số này từ năm 2014.