Giữa cuộc cách mạng điện khí hóa sâu rộng của nền công nghiệp ô tô toàn cầu đang lan nhanh,ạthãngxeđiệnkhởinghiệpvỡmộngvìdoanhsốthấcúp quốc gia bỉ nhất là khi một hãng xe điện trở thành nhà sản xuất ô tô đắt giá nhất hành tinh, khiến mọi suy nghĩ đều cho rằng xe điện chính là xu hướng của tương lai, và việc kinh doanh xe điện sẽ trở thành mô hình kinh doanh “hợp thời đại” nhất hiện nay.
Tuy nhiên, chính lối suy nghĩ này đã ngay lập tức khiến loạt hãng xe điện khởi nghiệp nhận “trái đắng” vì vỡ mộng với những mục tiêu doanh số bán hàng quá ảo tưởng. Trên thực tế, cuộc chơi về ô tô luôn là của các "ông lớn", và việc những hãng xe non trẻ có thể chen chân vào đều vô cùng khó khăn.
Cả 2 nhà sản xuất ô tô điện khởi nghiệp của Mỹ là Lucid và Fisker đã chứng kiến quý I năm 2023 với doanh số cực kỳ thê thảm, ngay lập tức khiến họ phải hạ mục tiêu sản xuất cho cả năm một cách nhanh chóng.
Lucid lao đao vì doanh số thậm tệ
Đối với Lucid, trong 3 tháng đầu năm, hãng này sản xuất 2.314 xe mới và có 1.406 xe được giao tới cho khách hàng. Điều này có vẻ không khả quan buộc nhà sản xuất phải điều chỉnh kế hoạch cho ra lò 14.000 xe trong năm nay sang thành “khoảng hơn 10.000 xe”.
Doanh thu quý I của Lucid chỉ đạt 149,4 triệu đô la, thấp hơn so với các ước tính trung bình của giới chuyên gia là khoảng 209,9 triệu đô la.
Lỗ ròng của hãng cũng tăng lên một cách đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái khi đạt mức 779,5 triệu đô la, so với một năm trước đó là 604,6 triệu đô la.
Tài sản ròng của Lucid hiện nay bao gồm tiền mặt và các loại thanh khoản tương đương tiền chỉ còn đạt 900 triệu đô la, thâm hụt đáng kể so với 1,74 tỷ đô la vào cùng kỳ quý IV năm 2022.
Fisker cũng gặp loạt khó không kém
Fisker được biết đến như một đối thủ lớn của Vinfast ngay trên con đường chào hàng tới thị trường Bắc Mỹ khi cả hai cùng ra mắt sản phẩm cách nhau không lâu và đang cùng thực hiện các thủ tục niêm yết trên sàn chứng khoán (IPO).
Dẫu vậy, Fisker đang gặp tình trạng khá thê thảm tương tự như Lucid khi doanh thu quý I năm 2023 giảm xuống mức đáng báo động, chỉ còn 198.000 đô la trong khi doanh thu vào quý cuối cùng của năm ngoái của hãng lên tới 306.000 đô la.
Dù cho khoản lỗ ròng của Fisker có giảm nhẹ từ 170 triệu đô la xuống chỉ còn 120 triệu đô la song tình hình đang rất "u ám" với nhà sản xuất mới chào sân này.
Trong tháng 5, mẫu SUV Fisker Ocean chính thức được bàn giao tới tay khách hàng nhưng hãng chỉ mới sản xuất được đúng 55 xe. Và cùng với đó, các chỉ tiêu doanh số cũng buộc phải hạ thấp theo.
Vào đầu năm này, hãng xe điện khởi nghiệp tự tin có thể sản xuất 42.400 xe trong năm 2023, tuy nhiên hiện nay các mục tiêu này đã phải giảm xuống chỉ còn khoảng 32.000 đến 36.000 chiếc.
Có vẻ lạc quan hơn so với Lucid khi Fisker đang thận trọng và không phung phí các khoản tài chính của mình quá nhanh, nhưng với một tốc độ phát triển chậm có thể khiến nhà sản xuất này lao dốc trong một thời gian ngắn.
Bên cạnh Fisker, Lucid, thì hàng loạt các hãng khởi nghiệp xe điện khác tại Mỹ cũng đang lao dốc trên thị trường chứng khoán bởi doanh số thấp và lỗ ròng.
Điều đó cho thấy một mặt góc cạnh nào đó của ngành công nghiệp ô tô là không hề màu hồng như nhiều người vẫn tưởng tượng, thậm chí là vô cùng khó khăn. Rất có thể cho tới hết năm 2023, nhiều nhà sản xuất vừa chào sân thị trường cách đây không lâu sẽ không còn được biết tới nữa bởi sự đào thải khốc liệt.
Hùng Dũng(theo The Driven)
Điều gì đang thúc đẩy sự bùng nổ của xe điện: Biến đổi khí hậu hay Trung Quốc?Bên cạnh biến đổi khí hậu, liệu Trung Quốc có phải là một trong những nguyên nhân khiến xe điện bùng nổ trong thời gian qua?